Ngay khi xuất hiện trong tập 2, cậu bé đến từ Bắc Ninh đã trở thành “hiện tượng” gây sốt với hóa thân ngọt ngào nhân vật Thị Mầu lả lơi trong trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa. Càng tiến sâu vào các vòng trong, Đức Vĩnh càng tỏa sáng và chứng tỏ em còn có thể hát chầu văn, hát tuồng rất nhập tâm. Liên tục trong 2 vòng thi kế tiếp, Đức Vĩnh vẫn chọn thể hiện những vai nữ nhưng không hề bị lặp lại “một màu” mà luôn tạo cho người xem những cảm xúc khác nhau.
Ngay khi xuất hiện trong tập 2, cậu bé đến từ Bắc Ninh đã trở thành “hiện tượng” gây sốt với hóa thân ngọt ngào nhân vật Thị Mầu lả lơi trong trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa. Càng tiến sâu vào các vòng trong, Đức Vĩnh càng tỏa sáng và chứng tỏ em còn có thể hát chầu văn, hát tuồng rất nhập tâm. Liên tục trong 2 vòng thi kế tiếp, Đức Vĩnh vẫn chọn thể hiện những vai nữ nhưng không hề bị lặp lại “một màu” mà luôn tạo cho người xem những cảm xúc khác nhau.
Vì sao Đức Vĩnh quyết định vào TPHCM?
- Em bắt đầu Nam tiến vào năm 2019. Mọi người vẫn thường nói môi trường ở TPHCM có nhiều cơ hội cho hoạt động nghệ thuật và tương lai của em hơn, nên em cùng mẹ và chị gái vào đây. Đó cũng là bước ngoặt với em.
Cuộc sống ở TPHCM có như em tưởng tượng?
- Bản thân em thấy mình rất hợp với nhịp sống vui vẻ, sôi nổi tại Sài Gòn. Lúc rảnh, em hay nghe nhạc của một số ca sĩ như Hương Tràm, Sofia… rồi cover.
Tuy nhiên, khi mới Nam tiến, em cũng gặp một số khó khăn. Ví dụ như vừa phải cân bằng việc học, việc đi hát, rồi kinh tế cũng có lúc chật vật. Em cùng mẹ và chị gái thuê phòng trọ tại quận 12. Mức sống tại thành phố lớn thực sự không đơn giản như sống ở quê.
Cát-sê của Đức Vĩnh có đủ trang trải cho cuộc sống của 3 mẹ con?
- Thực ra khi vào miền Nam, em đi diễn ít hơn ngoài Bắc, chỉ thỉnh thoảng hát ở phòng trà và một số chương trình. Cát-sê cũng tùy nơi. Chị gái là người quản lý, sắp xếp lịch đi hát của em.
Khi vào đây, mẹ và chị gái đều đi làm. Mẹ làm phụ bếp tại trường em học để tiện việc chăm sóc. Nếu như mẹ không đi làm thì chắc sẽ không đủ sống tại Sài Gòn.
Đức Vĩnh thời tham dự "Tuyệt đỉnh song ca nhí" năm 2017 (Ảnh: Chụp màn hình).
Chia sẻ về sự trưởng thành của bản thân, Đức Vĩnh nói gì?
- Ngoại hình thay đổi là điều đầu tiên. Hồi nhỏ, em thấy mình dễ thương, đẹp hơn (cười). Bây giờ em tự ti về ngoại hình lắm, đi học đeo khẩu trang suốt. Về giọng hát thì nhiều người cũng nói em hát không hay bằng ngày xưa nữa.
Tuổi mới lớn của Đức Vĩnh trải qua như thế nào?
- Bước vào tuổi mới lớn, em thấy mình... cứng đầu hơn, cái tôi cao hơn, suy nghĩ nhiều lúc bồng bột lắm, thích gì là làm nấy, đôi khi còn cãi lời mẹ.
Còn về bạn bè thì em thấy mình cũng không quá đặc biệt hay quá nổi tiếng để gặp khó khăn khi hòa đồng với các bạn trong trường. Những lúc rảnh rỗi, em thường dạo phố, đi uống cà phê với bạn bè, đi "cháy phố" (cười).
Đức Vĩnh và mẹ (Ảnh: Quang Ninh).
Nhìn lại hành trình từ khi đăng quang "Vietnam's Got Talent" đến nay, Đức Vĩnh nhận thấy cuộc sống của mình thay đổi ra sao?
- Cuộc sống của em thật sự đã thay đổi rất nhiều. Em thấy may mắn vì phần thưởng Quán quân có thể phần nào đỡ đần cho bố mẹ và chị gái về kinh tế. Em cũng vui vì mình có chút danh tiếng, đi diễn hay đi ra ngoài đường có người nhận ra. Nhưng em tự biết mình là người nổi tiếng thì phải giữ hình ảnh vì sợ... vướng ồn ào (cười).
Thời điểm đó, số tiền thưởng 500 triệu đồng từ giải quán quân đã được gia đình Đức Vĩnh sử dụng như thế nào?
- Thực ra là lúc đó em nhận được 600 triệu đồng chứ không phải 500 triệu đồng đâu ạ (cười). Gia đình đã dùng một phần để sửa nhà, một phần để lo cho việc học hành của em.
Lúc dự thi, Đức Vĩnh được nhiều người gọi là "thần đồng". Em nghĩ sao về sự ưu ái này?
- Chú Thành Lộc là người đầu tiên gọi em như vậy. Lúc đó, em còn nhỏ, mới 8-9 tuổi nên chưa hiểu hết, chỉ thấy vui vì được nhiều người cổ vũ cho tài năng của mình, thấy mình có vẻ đặc biệt hơn nhiều người khác, hồn nhiên lắm!
Sau này lớn hơn, em tự thấy mình vẫn chưa xứng đáng với hai chữ "thần đồng". Danh xưng này quá lớn với em vì còn nhiều người giỏi hơn em rất nhiều.
Tiền bạc, danh tiếng hay sự quan tâm của mọi người là điều khiến em thấy có ý nghĩa nhất, kể từ khi đoạt danh hiệu quán quân "Vietnam's Got Talent"?
- Em nghĩ đó là sự quan tâm của khán giả. Là nghệ sĩ mà không được mọi người yêu thương và biết đến thì rất buồn. Từ lúc em chuyển vào TPHCM, thi thoảng đi diễn, em cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều khán giả lớn tuổi. Các cô chú xem em như con cháu trong nhà. Em rất biết ơn về điều đó.
Tối 9/9, đêm nhạc “Nghe nhớ thương nhau” của bác sĩ - nhạc sĩ Vũ Minh Đức được diễn ra tại TP.HCM. Dịp này, anh giới thiệu album mới nhất cùng tên, góp phần xây dựng quỹ học bổng “Chắp cánh ước mơ – Heart to heart” dành cho các sinh viên khó khăn hiếu học. Đêm nhạc có sự tham gia của các ca sĩ Hương Giang, Duy Hưng, Hà Vân, Tấn Đạo, Đức Vĩnh, nhóm Lạc Việt…
Nhạc sĩ Vũ Minh Đức chia sẻ tại đêm nhạc
Đặc biệt, sự xuất hiện của “cậu bé Thị Mầu” Đức Vĩnh nhận được sự quan tâm của khán giả. Sớm trở nên nổi tiếng sau nhiều chương trình truyền hình, Đức Vĩnh nhận được sự hỗ trợ từ quỹ của nhạc sĩ Vũ Minh Đức để tiếp tục rèn luyện thanh nhạc, nâng cao chuyên môn ca hát.
Nhạc sĩ Vũ Minh Đức cũng thường viết ca khúc mới và mời Đức Vĩnh thu âm cũng như giới thiệu các chương trình biểu diễn để hỗ trợ em toàn diện. Đức Vĩnh tâm sự: "Chú Đức đã hỗ trợ em rất nhiều trong thời gian em bị vỡ giọng".
Hiện Đức Vĩnh đã 18 tuổi, chững chạc hơn, không còn là cậu bé nhút nhát ngày nào.
Trong chương trình "Vietnam's Got Talent 2015", Nguyễn Đức Vĩnh (sinh năm 2005) đến từ Bắc Ninh vừa xuất hiện đã lập tức "gây bão" truyền thông vì khả năng diễn tuồng, hát chèo, quan họ...
Những tiết mục "Xúy Vân giả dại", "Thị Mầu lên chùa", "Ông già cõng vợ đi xem hội" của em nhận được lời khen không ngớt từ giám khảo và khán giả. Từ đó, nhiều người đặt biệt danh cho cậu bé là "thần đồng", "cậu bé Thị Mầu"...
Đức Vĩnh tại "Vietnam's Got Talent 2015"
Trong đêm nhạc, nhạc sĩ Vũ Minh Đức đã mở bán 1.000 đĩa in đợt 1, toàn bộ doanh thu bán đĩa và đêm nhạc sẽ dùng cho quỹ “Chắp cánh ước mơ”.
Theo Vũ Minh Đức, anh duy trì các chương trình âm nhạc khoảng 3 tháng/lần nhằm tạo dòng tiền ổn định, ngoài ra anh viết sách, làm kênh YouTube kiếm thêm một ít thu nhập cho quỹ.
Cùng với đêm nhạc, nhạc sĩ Vũ Minh Đức cũng đồng thời phát hành 2 MV Phía không anh (Hương Giang) và Còn chờ nhau đến kiếp nào (Duy Hưng) trên kênh YouTube chính thức.
Ca sĩ Hương Giang và nhạc sĩ Vũ Minh Đức
Nhạc sĩ, bác sĩ Vũ Minh Đức tốt nghiệp Đại học Y khoa năm 1995, năm 2000, anh nhận học bổng y khoa tại Paris (Pháp) và là một trong những bác sĩ đầu tiên của TP.HCM học về kỹ thuật chụp, nong động mạch vành - phương pháp giúp cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Có thể gọi anh là con người "3 trong 1", bởi lẽ ngoài vai trò bác sĩ, nhạc sĩ, anh còn sáng tác văn chương. Năm 2016, tác phẩm Sài Gòn chữ vội trên vai của anh ra mắt và được tái bản nhiều lần.
Quỹ “Chắp cánh ước mơ - Heart to heart” được anh và 2 con gái thành lập vào năm 2016 để hỗ trợ các em học sinh, sinh viên giỏi nhưng gặp hoàn cảnh khó khăn.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Vượt qua nhiều tên tuổi lớn, Thái Hòa đã nhận cú đúp giải thưởng Nam diễn viên chính xuất sắc ở thể loại phim truyền hình và điện ảnh.
Còn nhớ trong chương trình "Vietnam's Got Talent 2015", một cậu bé 9 tuổi đến từ Bắc Ninh vừa xuất hiện đã lập tức "gây bão" truyền thông vì khả năng diễn tuồng, hát chèo, quan họ...
Những tiết mục "Xúy Vân giả dại", "Thị Mầu lên chùa", "Ông già cõng vợ đi xem hội" của em nhận được lời khen không ngớt từ giám khảo và khán giả. Từ đó, nhiều người đặt biệt danh cho cậu bé là "thần đồng", "cậu bé Thị Mầu"... Đó chính là Nguyễn Đức Vĩnh (SN 2006).
Đức Vĩnh "gây bão" khi xuất hiện trong chương trình "Vietnam's Got Talent 2015" (Ảnh: Chụp màn hình).
Thế nhưng, sau một thời gian, cái tên Đức Vĩnh không còn xuất hiện nhiều trên truyền thông. Thông tin về "cậu bé Thị Mầu" cũng trở nên thưa thớt dần.
Phóng viên Dân trí đã tìm gặp lại Đức Vĩnh sau 7 năm từ khi đăng quang Vietnam's Got Talent và không khỏi bất ngờ về những thay đổi cả về ngoại hình, giọng hát lẫn tính cách của em.
Ở tuổi 16, Đức Vĩnh chững chạc hơn, không còn là cậu bé nhút nhát ngày nào. Em chia sẻ về những tiếc nuối, điều chưa thực hiện được trong con đường nghệ thuật và hé lộ những định hướng khác cho tương lai.