Nghị định số 07/VBHN-BCA về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Quy định đối với cán bộ về việc xuất cảnh ra nước ngoài như sau:
Nghị định số 07/VBHN-BCA về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Quy định đối với cán bộ về việc xuất cảnh ra nước ngoài như sau:
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Phần B Quy định về chế độ đảng phí Ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định về quản lý và sử dụng đảng phí thì hoạt động trích, nộp đảng phí thu được ở ngoài nước được quy định là:
– Chi bộ trực thuộc đảng ủy nước ngoài được trích để lại từ 30%, nộp 70% lên cấp ủy cấp trên. Đảng ủy nước sở tại được trích để lại 50%, nộp 50% về Đảng ủy Ngoài nước.
– Đảng phí thu được ở ngoài nước nộp 100% về Văn phòng Trung ương Đảng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 ban hành quy định về chế độ Đảng phí;
– Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 về những điều đảng viên không được làm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành;
– Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Bộ đội hay công nhân quốc phòng đều là công dân Việt Nam nên có đầy đủ quyền công dân, ở trong trường hợp này là quyền tự do đi lại của công dân được công nhận tại Điều 23 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và quyền được xuất cảnh khi có đủ điều kiện được quy định tại Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.
Theo đó, Nếu bộ đội, công nhân quốc phòng không thuộc diện bị hạn chế quyền đi lại, cấm xuất cảnh có thể báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền để xin phép được xuất cảnh ra nước ngoài. Bởi vì làm trong ngành mang tính đặc thù riêng liên quan đến quốc phòng của quốc gia nên khi đi ra nước ngoài vì lý do cá nhân thì bộ đội, công nhân quốc phòng phải được sự đồng ý của cấp trên. Nếu cán bộ cấp trên đồng ý và có quyết định cho phép xuất cảnh với lý do cụ thể thì bộ đội, công nhân quốc phòng được quyền ra nước ngoài.
Đi du học được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân, nhà nước tạo điều kiện để công dân được tiếp cận những kiến thức và nâng cao trình độ, chuyên môn của mình. Cá nhân sẽ bị nghiêm cấm lợi dụng quyền này của mình để thực hiện các hành vi chống phá nhà nước Việt Nam hay làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước mà công dân đến du học. Đặc biệt đối với cá nhân là Đảng viên thì khi thực hiện quyền này cá nhân sẽ phải được xem xét chặt chẽ hơn. Căn cứ theo Điều 12 Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 quy định về về những điều đảng viên không được làm đó là: Nghiêm cấm Đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động dưới mọi hình thức đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định;
Bên cạnh đó, trong Điều 34 Quy định 69-QĐ-TW cũng đã thể hiện rõ hơn hành vi được xác định là “trái quy định”, cụ thể được thể hiện nội dung dưới đây:
– Khi đã trở thành Đảng viên mà lại tự mình hoặc có hành vi can thiệp, tác động để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột mình và bên vợ (chồng) và người khác đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước, ngoài nước bằng tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
– Có thực hiện hành vi đi ra nước ngoài hoặc làm việc thông qua việc nhận lời mời ra nước ngoài hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài dưới mọi hình thức mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền;
– Nếu tổ chức Đảng phát hiện ra Đảng viên thiết lập mối quan hệ mật thiết với người nước ngoài nhưng không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền theo quy định;
– Bên cạnh đó, việc tự ý tổ chức và đi ra nước ngoài nhưng không tuân thủ việc báo cáo theo quy định nên việc không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt là đang trái với quy định;
– Có hành động nhận tiền, giấy tờ có giá trị như tiền, hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên của cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng không báo cáo cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt thì có thể bị xử lý kỷ luật;
– Cá nhân cho á nhân, tổ chức nước ngoài thuê tài sản của mình; có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng mình hoặc vợ (chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột sinh sống, định cư ở nước ngoài; có con kết hôn với người nước ngoài; có vợ hoặc chồng, con đi học ở nước ngoài mà không tuân thủ việc báo cáo cấp ủy nơi sinh hoạt và cấp ủy quản lý về việc này;
– Nhận huân chương, huy chương, giải thưởng, học hàm, học vị hoặc các danh hiệu khác của nước ngoài không thuộc hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước, chương trình hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị của các quốc gia khác.
Như vậy, trong các quy định của Ban chấp hành Trung ương không đề cập đến vấn đề là Đảng viên không được phép đi sang nước ngoài để du học nhưng cá nhân này đã tham gia đội ngũ của Đảng nên các hoạt động phải nằm trong sự quản lý giám sát của tổ chức. Việc tự ý đi du học nước ngoài không báo cáo là đang vi phạm điều cấm đối với hành vi của Đảng viên nên sẽ bị xử lý kỷ luật tùy vào mức độ vi phạm.
Bộ đội là ngành đặc thù, cần bảo đảm tính bảo mật về quốc phòng, bảo vệ an toàn và an ninh quốc gia nên việc bộ đội, sĩ quan, hay công nhân quốc phòng đi nước ngoài cũng được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn so với những công dân khác thực hiện việc xuất cảnh.
Hiện nay, bộ đội, công nhân quốc phòng được Nhà nước cho phép đi nước ngoài nhưng phải sử dụng hộ chiếu công vụ được quy định dành cho người làm trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt, Công an nhân dân. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 07/VBHN-BCA của Bộ Công an có quy định riêng về hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam là đối tượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Tuy nhiên việc cấp hộ chiếu công vụ cho những người làm trong lĩnh vực quốc phòng chỉ thực hiện khi bộ đội hoặc công nhân quốc phòng này được cử hoặc cho phép ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Quân đội nhân dân.
Như vậy, không phải trong tất cả các trường hợp thì bộ đội, công nhân quốc phòng được phép đi nước ngoài mà phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì bộ đội, công nhân quốc phòng mới có quyền được ra nước ngoài. Bộ đội, công nhân quốc phòng chỉ được cấp hộ chiếu công vụ khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 07/VBHN-BCA như Bộ chính trị Trung ương Đảng, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng,… cử đi nước ngoài công tác hoặc làm nhiệm vụ, chức năng liên quan đến lĩnh vực quốc phòng.
Như đã chia sẻ ở trên thì Đối với trường hợp sỹ quan quân đội đang trong thời gian làm việc mà muốn ra nước ngoài thì cần phải được cấp hộ chiếu công vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cho phép ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó.
Vì sỹ quan quân đội, làm việc trong quân đội của nhà nước, nên chỉ được cấp hộ chiếu công vụ ra nước ngoài làm việc, nghĩa là đi công tác, học tập, làm việc theo chỉ thị của nhà nước. Trường hợp muốn ra nước ngoài đi du lịch hoặc đi thăm con du học tại nước khác thì bạn cần phải báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền, xin phép về lý do và việc riêng mà mình muốn được ra nước ngoài. Cán bộ cấp trên sẽ xem xét và đưa ra quyết định có được phép xuất cảnh hay không. Nếu được thì sẽ được làm visa hay giấy thông hành thay cho hộ chiếu.
Khi này, sĩ quan quân đội Cần phải lập hồ sơ theo quy định và trình báo lên cấp trên, cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết nguyện vọng cho bạn. Tùy thuộc vào các cơ quan quân đội trực thuộc quận, huyện, thành phố khác nhau, sẽ có yêu cầu và quy định về vấn đề xuất cảnh đối với sỹ quan quân đội làm việc tại cơ quan đó, quy định về hồ sơ cũng như xem xét nguyện vọng ra nước ngoài của sĩ quan. Khi đó, hồ sơ cần để ý: Đơn xin đi nước ngoài về việc riêng, nêu rõ lý do, mục đích, thời gian và địa điểm, kinh phí nếu có; văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đảng viên có thẩm quyền “nếu là đảng viên”; là sỹ quan, quân nhân phục vụ trong cơ quan theo quy định của Bộ Quốc phòng; và một số văn bản khác liên quan (nếu cần)…
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về: Bộ đội có được đi du lịch nước ngoài không? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.