Số 551 Quang Trung, Phường Phú La, Quận Hà Đông
Số 551 Quang Trung, Phường Phú La, Quận Hà Đông
36 TT9 KĐT Văn Phú, Quận Hà Đông, Hà Nội
Thời gian hoạt động: 08h00-18h00 (Thứ Hai - Chủ Nhật)
Bưu cục Shopee Express Hồ Chí Minh
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.
Quy định Chế độ báo cáo thống kê Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Căn cứ Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 11/07/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động, Thương binh và Xã hội.
Thông tư này quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nhằm thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành tại Thông tư 01/2018/TT-LĐTBXH ngày 27/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội áp dụng đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Nội dung báo cáo và biểu mẫu báo cáo
1. Biểu mẫu báo cáo được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung báo cáo phải được điền đầy đủ vào các mẫu biểu báo cáo theo hướng dẫn quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Kỳ hạn báo cáo và ngày gửi báo cáo
1. Kỳ hạn báo cáo là 01 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo chậm nhất là ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp của năm báo cáo theo dấu bưu điện (trừ trường hợp mẫu biểu báo cáo yêu cầu khác).
3. Các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ tổng hợp thông tin thống kê gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính và Trung tâm Thông tin chậm nhất là ngày 31 tháng 01 năm kế tiếp của năm báo cáo.
1. Báo cáo phải được lập thành văn bản và tệp dữ liệu điện tử định dạng bảng tính Excel.
2. Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị báo cáo.
3. Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin và các đơn vị liên quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thu thập, cập nhật, báo cáo và lưu trữ số liệu báo cáo thống kê định kỳ.
1. Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo; tổng hợp công bố thông tin thống kê định kỳ theo quy định.
2. Các đơn vị: Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng quốc gia về Giảm nghèo, Thanh tra Bộ đôn đốc các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê về lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị; tổng hợp thông tin thống kê gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính và Trung tâm Thông tin để tổng hợp theo quy định (các mẫu biểu cung cấp thông tin của các đơn vị tương tự mẫu biểu của các địa phương và bổ sung thêm phân tổ theo 63 tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương).
3. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn.
1. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2015/TT-BLĐTBXH ngày 15/3/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và có hiệu lực từ ngày 02/11/2019.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Qua Vụ Kế hoạch – Tài chính) để nghiên cứu, giải quyết./.
Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật
Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP);
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật như sau:
Thông tư này quy định về xác định tỷ lệ lao động là người khuyết tật; hồ sơ, thủ tục và trình tự để công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi; xác định mức trợ cấp xã hội, chăm sóc hàng tháng; mức hỗ trợ người khuyết tật sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã; điều kiện, thẩm quyền đưa người khuyết tật đang nuôi dưỡng và chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội về sống tại gia đình.
Điều 2. Xác định tỷ lệ lao động là người khuyết tật
1. Tỷ lệ % lao động là người khuyết tật được sử dụng tại cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây được gọi tắt là CS SXKD) được tính bằng tổng số lao động là người khuyết tật bình quân trong năm chia cho tổng số lao động bình quân trong năm của cơ sở sản xuất, kinh doanh nhân với 100.
Tỷ lệ % lao động là người khuyết tật được sử dụng tại CS SXKD:
Ví dụ: Doanh nghiệp A có số lao động trên danh sách trả lương, trả công tháng 1 năm 2011 là 200 lao động (trong đó có 61 người khuyết tật); tháng 4 năm 2011 tuyển thêm 12 lao động (trong đó có 03 người khuyết tật); tháng 10 có 3 lao động nghỉ việc (trong đó có 01 người khuyết tật); tháng 12 có 3 lao động nghỉ việc.
Số lao động bình quân trong năm 2011 được xác định bằng:
= 200 lao động + 8 lao động = 208 lao động.
Số lao động là người khuyết tật bình quân trong năm 2011 được xác định bằng:
Như vậy, tỷ lệ % lao động là người khuyết tật được sử dụng tại doanh nghiệp A được tính bằng: (63 lao động : 208 lao động) x 100 = 30,28%.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
Điều 3. Hồ sơ, thủ tục và trình tự công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi
1. Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động của cơ sở;
c) Danh sách lao động là người khuyết tật và bản sao Giấy xác nhận khuyết tật của những người khuyết tật có trong danh sách;
d) Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người khuyết tật đang làm việc.
2. Thủ tục và trình tự công nhận:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc có văn bản thông báo lý do không đủ điều kiện để công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
3. Gia hạn Quyết định công nhận:
a) Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật có thời hạn là 24 (hai mươi bốn) tháng.
b) Trong thời gian 01 (một) tháng trước khi hết thời hạn của Quyết định công nhận, Cơ sở sản xuất, kinh doanh gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để đề nghị gia hạn Quyết định công nhận. Hồ sơ gồm:
- Quyết định công nhận đã được cấp (bản copy);
- Công văn đề nghị gia hạn, trong đó nêu rõ tổng số lao động hiện có của Cơ sở, số lượng lao động là người khuyết tật; kèm theo Danh sách lao động là người khuyết tật, có ghi chú rõ về những trường hợp là người khuyết tật mới vào làm việc tại Cơ sở kể từ sau khi Cơ sở được cấp Quyết định công nhận (nếu có);
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật và Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người khuyết tật mới vào làm việc tại Cơ sở kể từ sau khi Cơ sở được cấp Quyết định công nhận (nếu có).
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định gia hạn cho Cơ sở, thời gian gia hạn là 24 (hai mươi bốn) tháng; hoặc có văn bản thông báo lý do không đủ điều kiện để gia hạn.
Điều 4. Xác định trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật sống tại gia đình, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương áp dụng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật theo quy định hiện hành.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, 25 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng, cư trú tại tỉnh B có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông A là 2,0 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng). Mức trợ cấp hàng tháng của ông A là:
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, 81 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng, cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông B là 2,5 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi). Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là:
180.000 đồng x 2,5 = 450.000 đồng
Ví dụ 3: Cháu Nguyễn Văn D, 4 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu D là 2,5 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em). Mức trợ cấp hàng tháng của cháu D là:
180.000 đồng x 2,5 = 450.000 đồng
Ví dụ 4: Ông Nguyễn B, 35 tuổi bị khuyết tật nặng, cư trú tại tỉnh H có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông B là 1,5 (hệ số đối với người khuyết tật nặng). Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là: 180.000 đồng x 1,5 = 270.000 đồng
Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn Y, 80 tuổi bị khuyết tật nặng, cư trú tại tỉnh Y có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của ông Y là 2,0 (hệ số đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi). Mức trợ cấp hàng tháng của ông Y là:
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
Ví dụ 6: Cháu Nguyễn Văn Đ, 5 tuổi bị khuyết tật nặng cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Hệ số để tính trợ cấp xã hội hàng tháng của cháu Đ là 2,0 (đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em). Mức trợ cấp hàng tháng của cháu Đ là: 180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng.
2. Đối với các địa phương áp dụng mức chuẩn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng được xác định như sau:
Mức chuẩn của tỉnh, thành phố TW
Hệ số tương ứng quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
Ví dụ 1: Mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng của tỉnh Y là 200.000 đồng/người/tháng. Ông Trần Văn Ân, 66 tuổi, bị khuyết tật đặc biệt nặng, cư trú tại tỉnh Y. Ông Trần Văn Ân được hưởng hệ số trợ cấp xã hội cao nhất là 2,5 (hệ số đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi). Mức trợ cấp hàng tháng của ông Trần Văn Ân là: 200.000 đồng x 2,5 = 500.000 đồng.
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thanh An, 20 tuổi, bản thân bà An là người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 28/2012/NĐ-CP; nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 200.000 đồng. Bà An được hưởng trợ cấp cho người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng hệ số 1,5. Mức trợ cấp hàng tháng của bà An là:
200.000 đồng x 1,5 = 300.000 đồng
3. Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A, 22 tuổi bị khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai, cư trú tại tỉnh B có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng; cách tính như sau:
- Trợ cấp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
- Trợ cấp đối với khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi: 180.000 đồng x 1,5 = 270.000 đồng
Tống các khoản trợ cấp bà A được hưởng hàng tháng như sau:
360.000 đ + 270.000 đ = 630.000 đồng
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B, 30 tuổi, bản thân bà B là người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi, cư trú tại tỉnh C có mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng. Bà B được hưởng 2 chế độ như sau:
- Trợ cấp đối với người khuyết tật nặng:
180.000 đồng x 1,5 = 270.000 đồng
- Trợ cấp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
180.000 đồng x 2,0 = 360.000 đồng
Tổng các khoản trợ cấp chị B được hưởng hàng tháng như sau:
270.000 đồng + 360.000 đồng = 630.000 đồng
Điều 5. Hỗ trợ mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày đối với người khuyết tật đặc biệt nặng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được cấp:
a) Chăn, màn sử dụng định kỳ 5 năm/lần;
b) Hàng năm, mỗi người được cấp hai chiếc chiếu, hai bộ quần mùa hè, một bộ quần áo mùa đông, hai bộ quần áo lót, hai khăn mặt, hai đôi dép nhựa, hai bàn chải đánh răng. Hàng quý, mỗi người được cấp một tuýp thuốc đánh răng và một kg (kilôgam) xà phòng.
c) Băng vệ sinh phụ nữ: 2 gói/người/tháng.
d) Thuốc chữa bệnh thông thường khi bị ốm.
e) Dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng: Tuỳ thuộc dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, người khuyết tật được cấp:
2. Căn cứ vào định mức hiện vật hỗ trợ tư trang, vật dụng phục vụ thường ngày, chi phí sửa chữa dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng, cơ sở bảo trợ xã hội lập dự toán hàng năm trên cơ sở giá cả thực tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã
1. Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành lập. Thành phần Hội đồng bao gồm:
a) Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân) là Chủ tịch Hội đồng;
b) Công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức của người khuyết tật (nếu có).
2. Hoạt động của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã:
a) Khi có đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hoặc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật, Chủ tịch Hội đồng triệu tập các thành viên họp để tiến hành các quy trình, thủ tục xét duyệt trợ cấp xã hội đối với đối tượng;
b) Cuộc họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng chủ trì và chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng tham dự. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng không tham dự được phải có trách nhiệm ủy quyền người thay thế;
c) Kết luận của Hội đồng được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng, ý kiến thiểu số được bảo lưu trong Biên bản họp của Hội đồng. Kết luận của Hội đồng được thể hiện bằng văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký;
d) Thời gian hoạt động của Hội đồng theo nhiệm kỳ của Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 7. Điều kiện, thẩm quyền đưa người khuyết tật đặc biệt nặng đang nuôi dưỡng và chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội về sống tại gia đình
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được đưa về sống tại gia đình khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
a) Người khuyết tật tự nguyện đề nghị được sống ở cộng đồng;
b) Có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
2. Thẩm quyền quyết định đưa người khuyết tật ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý theo dõi thực hiện chế độ, báo cáo đối tượng người khuyết tật theo quy định hiện hành đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau:
a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật (mẫu số 01);
b) Tờ khai thông tin của hộ gia đình có người khuyết tật (mẫu số 02);
c) Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật (mẫu số 03);
d) Đơn nhận nuôi dưỡng chăm sóc người khuyết tật (mẫu số 04);
đ) Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật (mẫu số 05).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 12 năm 2012
2. Những quy định có liên quan đến người khuyết tật và người tâm thần tại Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để xem xét, hướng dẫn./.
Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng ông Vũ Mạnh Cường. Ảnh: VGP/DA
Tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thuế Dương Văn Hùng đã công bố, lưu hành Quyết định nhân sự số 1209/QĐ-TCT ngày 09/8/2023 của Quyền Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành: Quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Thanh tra-Kiểm tra thuế, Tổng cục Thuế giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Phát biểu trao Quyết định và giao nhiệm vụ cho Tân Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho biết, trong quá trình công tác, ông Vũ Mạnh Cường luôn thể hiện có năng lực quản lý, điều hành, trách nhiệm trong công việc; là cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ chuyên môn sâu, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm, có khả năng tập hợp quần chúng, có mối quan hệ phối hợp công tác tốt với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài chính. Sau quá trình triển khai các bước quy trình, thủ tục theo quy định, hôm nay, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có tân Cục trưởng.
Phát biểu ý kiến và giao nhiệm vụ tại hội nghị, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, trong những năm qua, Cục Thuế TP. Hà Nội luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, của Thành uỷ, HĐND, UBND TP. Hà Nội, sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả của các ngành, các cấp trong công tác thuế. Do vậy, trong nhiều năm qua Cục Thuế TP. Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là một trong những Cục Thuế dẫn đầu cả nước.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tặng hoa chúc mừng tân Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội Vũ Mạnh Cường. Ảnh: VGP/DA
Phó Bí thư thường trực Nguyễn Thị Tuyến tin tưởng rằng, với cương vị mới, Tân Cục trưởng Vũ Mạnh Cường sẽ tiếp tục phát huy kinh nghiệm thực tế, phấn đấu, rèn luyện về phẩm chất chính trị, kiến thức chuyên môn, khả năng lãnh đạo để cùng Ban lãnh đạo Cục Thuế và toàn thể cán bộ, công chức ngành Thuế Thủ đô vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giữ vững truyền thống đoàn kết, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Vinh dự được nhận nhiệm vụ mới, Tân Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội Vũ Mạnh Cường hứa trước Thành ủy, UBND TP. Hà Nội, Tổng cục Thuế sẽ cùng toàn thể cán bộ, công chức Cục Thuế TP. Hà Nội phát huy hết khả năng của mình, đoàn kết, động viên cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023 và xây dựng Cục Thuế ngày càng tốt hơn, xứng tầm với vị thế của Cục Thuế Thủ đô cũng như Danh hiệu Anh hùng Lao động.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có quyết định bổ nhiệm ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Ông Vũ Mạnh Cường sinh năm 1976 tại Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Tài chính kế toán, Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Năm 2006, ông Cường được tuyển dụng vào ngành Thuế. Trải qua 14 năm công tác, năm 2020 ông được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Thanh tra kiểm tra, nay là Cục Thanh tra-Kiểm tra thuế, Tổng cục Thuế.
Ngày 09/8/2023, Quyền Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành ký ban hành Quyết định số 1209/QĐ-TCT về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội.
Công ty giao nhận đầu tiên tại Việt Nam được thành lập với sứ mệnh phục vụ nhu cầu vận chuyển chuyên nghiệp của các đối tác Thương mại điện tử trên toàn quốc. Giấy CNĐKDN số 0311907295 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM cấp lần đầu ngày 02/08/2012, cấp thay đổi lần thứ 20: ngày 25/06/2024. Giấy phép bưu chính số 310/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lần đầu ngày 19/11/2014, cấp điều chỉnh lần thứ 2: ngày 02/08/2019. Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính số 2438/XN-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lần đầu ngày 01/02/2013, cấp điều chỉnh lần thứ 2: ngày 26/07/2019.
Ông Vũ Mạnh Cường sinh năm 1976 tại Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Tài chính kế toán, Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Năm 2006, ông Cường được tuyển dụng vào ngành Thuế. Trải qua 14 năm công tác, năm 2020 ông được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Thanh tra kiểm tra, nay là Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, Tổng cục Thuế.
Ngày 9/8/2023, Quyền Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế – Mai Xuân Thành ký ban hành Quyết định số 1209/QĐ-TCT về việc điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, Tân Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội Vũ Mạnh Cường hứa trước Thành ủy, UBND TP Hà Nội, Tổng cục Thuế sẽ cùng toàn thể cán bộ công chức Cục Thuế TP Hà Nội phát huy hết khả năng của mình, đoàn kết, động viên cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023 và xây dựng Cục Thuế ngày càng tốt hơn, xứng tầm với vị thế của Cục Thuế Thủ đô cũng như Danh hiệu Anh hùng Lao động.
Giao nhiệm vụ cho Tân Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết: Trong những năm qua, Cục Thuế TP Hà Nội luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả của các ngành, các cấp trong công tác thuế, do vậy trong nhiều năm qua Cục Thuế TP Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là một trong những Cục Thuế dẫn đầu cả nước. Phó Bí thư thường trực Nguyễn Thị Tuyến tin tưởng rằng, với cương vị mới, Tân Cục trưởng Vũ Mạnh Cường sẽ tiếp tục phát huy kinh nghiệm thực tế, phấn đấu, rèn luyện về phẩm chất chính trị, kiến thức chuyên môn, khả năng lãnh đạo để cùng Ban lãnh đạo Cục Thuế và toàn thể cán bộ công chức ngành Thuế Thủ đô vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giữ vững truyền thống đoàn kết, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Phía Tổng cục Thuế, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành thông tin, trong quá trình công tác, ông Vũ Mạnh Cường luôn thể hiện có năng lực quản lý, điều hành, trách nhiệm trong công việc. Ông Thành là cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm, có khả năng tập hợp quần chúng, có mối quan hệ phối hợp công tác tốt với các đơn vị trong và ngoài ngành tài chính.
Công ty giao nhận đầu tiên tại Việt Nam được thành lập với sứ mệnh phục vụ nhu cầu vận chuyển chuyên nghiệp của các đối tác Thương mại điện tử trên toàn quốc. Giấy CNĐKDN số 0311907295 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM cấp lần đầu ngày 02/08/2012, cấp thay đổi lần thứ 20: ngày 25/06/2024. Giấy phép bưu chính số 310/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lần đầu ngày 19/11/2014, cấp điều chỉnh lần thứ 2: ngày 02/08/2019. Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính số 2438/XN-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lần đầu ngày 01/02/2013, cấp điều chỉnh lần thứ 2: ngày 26/07/2019.