Công Việc Phát Triển Kinh Tế Của Người Dân Tây

Công Việc Phát Triển Kinh Tế Của Người Dân Tây

Kinh tế lâm nghiệp phát triển sẽ khuyến khích người dân trồng rừng tái sinh - Ảnh:VGP/Đỗ Hương

Kinh tế lâm nghiệp phát triển sẽ khuyến khích người dân trồng rừng tái sinh - Ảnh:VGP/Đỗ Hương

Singapore hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguyên liệu phần lớn nhập từ nước ngoài.

Sự chuyển mình của nền kinh tế Singapore theo năm tháng

Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Phát triển vì con người là mô hình được Đảng và Nhà nước lựa chọn trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo đó, yêu cầu đặt ra là tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả phải gắn với phát triển con người. Bài viết sử dụng công cụ phân tích phát triển kinh tế, đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế (qua chỉ số tăng trưởng GDP/người) đến phát triển con người (qua chỉ số phát triển con người - HDI). Dựa trên số liệu thứ cấp của quốc tế và Việt Nam, kết quả phân tích cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đang có tác động lan tỏa tích cực đến phát triển con người, tuy nhiên hiệu ứng tích cực đó đang giảm dần, do tăng trưởng kinh tế và các chính sách phân phối thành quả của tăng trưởng cho các nhu cầu phát triển con người. Từ những phát hiện đó, bài viết đưa ra định hướng và khuyến nghị chính sách để đảm bảo sự tác động tích cực hơn của tăng trưởng đến phát triển con người trong giai đoạn 2021 - 2030.

Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, phát triển con người, giáo dục, tuổi thọ, đường vành đai, hệ số tăng trưởng vì con người.

Development for people is the model chosen by the Party and State in the process of developing a socialist-oriented market economy in Vietnam. Accordingly, fast and effective economic growth must be associated with human development. The article uses economic development analysis tools to assess the impact of economic growth (through GDP per capita) on human development (through human development index - HDI). Based on international and Vietnamese secondary data, the analysis results show that Vietnam's economic growth in the period 2011 - 2020 has positive spillover effects on human development, but the positive effects are gradually decrease due to economic growth and policies which distribute the fruits of growth to human development needs. From those findings, the article provides orientations and policy recommendations to ensure more positive impacts of growth on human development in the period 2021 - 2030.

Keywords: Economic growth, human development, education, life expectancy, ring road, growth factor for people.

Ở Việt Nam, mô hình phát triển vì con người đã được thể hiện rõ trong quan điểm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”. Trong đó, phát triển con người thể hiện qua HDI được đề xuất bởi Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) năm 1990, phản ánh sự tập trung nhất của sự tiến bộ xã hội.

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước, bài viết đặt ra một số mục tiêu mới hơn, đó là: (i) Dựa trên bộ số liệu đầy đủ của giai đoạn 2011 - 2019, sử dụng công cụ tính toán định lượng đa chiều hơn để phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người; (ii) Đưa ra các đánh giá liên quan đến mức độ tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người ở Việt Nam; (iii) Phát hiện các nguyên nhân của những tác động không tích cực của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người; (iv) Đề xuất những giải pháp điều chỉnh chính sách để tăng trưởng kinh tế tác động tích cực hơn đến phát triển con người trong giai đoạn 2021 - 2030.

Để đạt được mục tiêu trên, bài viết kết hợp sử dụng công cụ tính toán định lượng dựa trên số liệu được cập nhật bởi các tổ chức phát triển thế giới và đề xuất của tác giả nhằm đo lường đa chiều tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người. Phương pháp so sánh chuỗi và so sánh chéo được sử dụng để đánh giá xu hướng thay đổi tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người trong giai đoạn 2011 - 2020. Do số liệu trong báo cáo phát triển con người năm 2020 của UNDP được cập nhật đến năm 2019 nên các kết quả tính toán và phân tích chỉ đến năm 2019.

2. Một số vấn đề chung về tăng trưởng kinh tế và phát triển con người

Giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam đã lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh với việc giải quyết ngay từ đầu mục tiêu thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao trình độ phát triển con người. Theo mô hình này: (i) Con người là động lực chính của quá trình tạo nên thành quả của tăng trưởng kinh tế (tạo thu nhập); (ii) Thành quả của tăng trưởng phải được phân phối hợp lý và tích cực cho mục tiêu cải thiện sự tiến bộ xã hội, trong đó nhấn mạnh đến nâng cao mức sống dân cư, phát triển con người. Để thực hiện mô hình này, cần nhấn mạnh đến các chính sách thực hiện sự lan tỏa tích cực của tăng trưởng kinh tế đến các khía cạnh tiến bộ xã hội: thúc đẩy tăng trưởng nhanh để cải thiện thu nhập là cơ sở cho việc nâng cao mức sống dân cư; phân phối hợp lý nguồn thu nhập cho các lĩnh vực phát triển con người; thực hiện các chính sách phân phối lại thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư với các cơ hội phát triển khác nhau.

Để đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020, tác giả đưa ra một số tiêu chí cụ thể dựa trên công cụ phân tích kinh tế được các tổ chức quốc tế thường sử dụng, nhưng lại ít được dùng trong các nghiên cứu của Việt Nam, kết hợp với các đề xuất. Các tiêu chí cụ thể gồm:

Chênh lệch thứ hạng của HDI với thứ hạng của GNI/người trong bảng xếp loại quốc tế

Chương trình phát triển của Liên hợp quốc thường đưa ra bảng xếp loại các nước hằng năm theo thu nhập (đo bằng GNI/người, tính theo giá sức mua tương đương - PPP) và theo HDI. Thứ hạng các nước theo HDI có thể khác so với thứ hạng theo GNI/người. Về nguyên lý, những nước có thứ hạng theo GNI/người (trừ thứ hạng theo HDI là dương) thường chú trọng sử dụng thành quả của tăng trưởng kinh tế để cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi cho người dân, trong đó có phát triển con người. Yêu cầu đặt ra đối với tiêu chí này là nhận giá trị dương càng lớn càng tốt.

Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR)

Hệ số này đo độ co giãn của thành tựu phát triển con người đối với tăng trưởng kinh tế. GHR được tính thông qua tốc độ thay đổi thu nhập bình quân đầu người (% ΔGNI/người) và tốc độ thay đổi chỉ số phát triển con người (% ΔHDI).

Có ba xu thế có thể xảy ra phản ánh ba mức độ tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người gồm: (i) GHR nhận giá trị dương tăng lên phản ánh phát triển con người đang được cải thiện tích cực nhờ vào tăng trưởng kinh tế (cấp độ 1); (ii) GHR nhận giá trị dương nhưng giảm dần theo thời gian phản ánh phát triển con người đang được cải thiện nhờ vào tăng trưởng, nhưng hiệu ứng tích cực giảm dần (cấp độ 2); (iii) GHR nhận giá trị âm phản ánh tăng trưởng kinh tế không tác động lan tỏa tốt tới việc cải thiện phát triển con người (cấp độ 3). Yêu cầu đặt ra đối với chỉ số này là nhận giá trị dương càng lớn càng tốt.

Đường vành đai phát triển con người

Về lý thuyết, đường vành đai phát triển con người là tập hợp tất cả các điểm, mà ở mỗi điểm đó HDI nhận được cao nhất tương ứng với mỗi mức thu nhập. Điều này có nghĩa là tại điểm đó, tăng trưởng thu nhập đạt hiệu quả nhất trong việc chuyển hóa thành các thành tựu phát triển con người. Như vậy, đường vành đai phát triển con người là đường cơ sở để định vị trình độ phát triển con người của từng quốc gia so với mức độ đạt được của tăng trưởng kinh tế. Nếu giá trị HDI của quốc gia nào càng gần với đường vành đai phát triển con người, cho thấy sự tác động tích cực của yếu tố tăng trưởng nước đó đến phát triển con người.

3. Đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020

3.1. Kết quả đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020

Xét theo chênh lệch thứ hạng HDI và GNI/người trong bảng xếp loại quốc tế

Tính toán các số liệu về GDP/người (tính theo PPP) và HDI của UNDP các năm cho thấy, giai đoạn 2000 - 2019, chênh lệch thứ hạng của HDI với GNI/người của Việt Nam luôn nhận giá trị dương, thứ hạng HDI của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới luôn cao hơn so với thứ hạng của GNI/người (Hình 1), điều này phản ánh xu hướng Việt Nam đang hướng tới là phát triển vì con người. Theo đó, thành quả của tăng trưởng kinh tế luôn được ưu tiên sử dụng nhiều hơn cho mục tiêu phát triển con người. Tuy nhiên, nếu so sánh chuỗi có thể thấy chênh lệch về thứ hạng này ngày càng giảm. Giai đoạn 2011 - 2019, mức chênh lệch bình quân chỉ còn 11, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2000 - 2010 (giá trị chênh lệch là 15), phản ánh tác động tích cực của tăng trưởng đến phát triển con người có xu hướng giảm dần.

Hình 1. Chênh lệch thứ hạng HDI và GNI/người của Việt Nam

Nguồn: Tính toán từ số liệu Human Development Report UNDP (2015, 2020)

Xét theo đường vành đai phát triển con người

Dựa vào bảng số liệu của UNDP năm 2019, đường vành đai phát triển con người trên thế giới được thể hiện qua Hình 2 (tập hợp các giá trị HDI của nước cao nhất trong từng nhóm nước có cùng một mức thu nhập).

Hình 2. Đường vành đai phát triển con người năm 2019 toàn cầu

Nguồn: Human Development Report UNDP 2020

Theo Hình 2, giá trị HDI nhận được của Việt Nam năm 2019 nằm ở dưới đường vành đai phát triển con người toàn cầu, có nghĩa là Việt Nam không phải là nước có HDI cao nhất trong nhóm nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người (hơn 6.000 - 7.000 USD/người/năm theo PPP). Tuy nhiên, khoảng cách giữa HDI của Việt Nam so với mức HDI cao nhất không lớn, nếu so với Lào (cùng nhóm mức thu nhập) hoặc Philippines hay Indonesia (ở các múc thu nhập cao hơn). Điều này cho thấy, mặc dù chưa phải là tối ưu, nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang có hiệu ứng tích cực đến phát triển con người.

Tuy nhiên, nếu sử dụng dạng khác của đường vành đai phát triển con người1 và đường phản ánh giá trị HDI của Việt Nam cho thấy, chênh lệch giá trị HDI của Việt Nam so với HDI của nước cao nhất trong nhóm có cùng mức thu nhập đang có xu hướng gia tăng. Xét trong giai đoạn 20012 - 2020, thì giai đoạn 2001 - 2010 mức độ chênh lệch về giá trị HDI của Việt Nam so với HDI của nước không đáng kể (0,005 điểm), nhưng giai đoạn 2011 - 2019, con số chênh lệch này đã lên tới 0,039, cao hơn cả giai đoạn 19903 - 2000 (có giá trị chênh lệch 0,038).

Xét theo Chỉ số tổng hợp - Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR)

Cùng với những thành tựu về kinh tế thì phát triển con người cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ số HDI từ 0,505 (năm 2000) lên 0,572 (năm 2010), 0,696 (năm 2017) và 0,704 (năm 2019) - vị trí các nước có chỉ số HDI khá.

Xét về mức độ lan tỏa của tăng trưởng đến phát triển con người (GHR), từ năm 2001 đến nay, tăng trưởng kinh tế luôn có tác động lan tỏa tích cực đến phát triển con người, do GHR luôn nhận giá trị dương và điều này vẫn không ngoại lệ khi xét trong giai đoạn 2011 - 2020. Hiệu ứng tích cực đang có xu hướng giảm dần: Giai đoạn 2001 - 2005, GHR đạt 0,227, giai đoạn 2006 - 2010 còn 0,205 và đến giai đoạn 2011 - 2019 chỉ còn 0,179. Nếu so sánh theo năm thì năm 2010 (cuối giai đoạn 2001 - 2010) giá trị GHR là 0,198 thì đến năm 2015 là 0,1008 và đến năm 2019 giảm còn 0,0293, chỉ bằng 14,7% so với đầu giai đoạn. Như vậy, trong giai đoạn 2011 - 2019, mặc dù Việt Nam vẫn duy trì được sự gia tăng của HDI khi GDP/người tăng, nhưng HDI tăng chậm hơn nhiều so với sự gia tăng của GDP/người, cũng đồng nghĩa mức độ lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người đạt cấp độ 2, tức là tăng trưởng kinh tế và HDI đang có mối quan hệ đồng thuận nhưng mức độ đồng thuận có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Như vậy, trong giai đoạn 2011 - 2020, tăng trưởng kinh tế nhìn chung vẫn có tác động tích cực đến phát triển con người ở Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu thực tế cho thấy mức độ tác động của tăng trưởng đến các yếu tố này đang có xu hướng giảm dần trên các khía cạnh nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ mô hình phát triển vì con người của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020 đang có xu hướng vận động không mong muốn, hiệu ứng của mô hình ngày có biểu hiện giảm đi, cần thiết phải điều chỉnh cho giai đoạn sau.

3.2. Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người giai đoạn 2011 - 2020

[1] Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 bị chững lại.

Theo dõi xu hướng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 30 năm cho thấy, bình quân giai đoạn 2011 - 2020, tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,21%, thấp nhất trong 3 giai đoạn: 1991 - 2000 (đạt 7,58%) và giai đoạn 2001 - 2010 (đạt 7,26%). Sự suy giảm tăng trưởng trong giai đoạn 2011 - 2020 là hậu quả tất yếu của sự lạc hậu trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vốn chủ yếu theo chiều rộng dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ. Hiệu ứng của chính sách chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế rất chậm, làm cho các yếu tố động lực tăng trưởng của giai đoạn này trở nên bất hợp lý và là rào cản chính của tăng trưởng nhanh.

Hình 3. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, 2001 - 2020

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam

[2] Tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đến kết quả tăng trưởng GDP của Việt Nam. Tuy vậy, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng dòng tiền gửi về nước từ các doanh nghiệp FDI đang tăng lên, giai đoạn 2011 - 2020 chiếm khoảng 5% GDP, tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001 - 2010. Tốc độ tăng của dòng tiền ra cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP (hơn 3 lần), đã làm cho nguồn lực của nền kinh tế trong nước giảm, tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia (GNI) chiếm trong GDP hiện chỉ là 93 - 95% GDP, điều đó làm cho GNI/người tăng trưởng chậm lại và việc sử dụng thành quả tăng trưởng cho chi tiêu cho các hoạt động liên quan đến quốc nội nói chung và phát triển con người nói riêng bị hạn chế.

[3] Một số bất cập trong việc sử dụng thành quả tăng trưởng vào phát triển con người.

Theo UNDP năm 2020, tăng trưởng kinh tế chưa tác động tích cực nhiều đến lĩnh vực giáo dục, do đó giáo dục của Việt Nam, trong đó có giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, còn nhiều điểm hạn chế so với giáo dục của các nước. Mặc dù chi ngân sách cho giáo dục của Việt Nam tăng trong những nằm gần đây (chiếm khoảng 20% chi ngân sách và bằng khoảng 5% GDP), song cơ cấu chi không hợp lý. Trong chi ngân sách cho giáo dục, phần chủ yếu dành cho chi thường xuyên chỉ có 20% là chi cho đầu tư phát triển; chi cho giáo dục mầm non chiếm tới 30%, trong khi chi cho giáo dục đại học chỉ khoảng 6% (thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực). Vì thế, số năm đi học trung bình dự kiến của Việt Nam (được tính toán bởi UNDP) năm 2019 chỉ đạt 12,7 năm, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (16,4 năm), Thái Lan (14,7 năm), thấp hơn cả Trung Quốc, Malaysia, Philippines hay Indonesia.

Vì tăng trưởng chưa tác động tích cực đến lĩnh vực giáo dục nên chỉ số giáo dục trong HDI thấp so với các nước, cùng với mức thu nhập bình quân đầu người thấp, dẫn đến HDI của Việt Nam chậm được cải thiện so với khả năng có thể có.

4. Định hướng và khuyến nghị chính sách tăng cường hiệu ứng tích cực của tăng trưởng kinh tế đến sự phát triển con người vào năm 2030

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đến năm 2030, sẽ trở thành nước đang phát triển công nghiệp hiện đại, thu nhập đạt mức trung bình cao. Để làm được điều này, Việt Nam cần giải quyết tốt các mối quan hệ, trong đó mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, được xem là trung tâm. Đồng thời, việc thực hiện tăng trưởng nhanh và bền vững gắn với phát triển toàn diện con người là nhiệm vụ cần thực hiện trước.

Để thực hiện được mục tiêu trên, cần tăng tính đồng thuận giữa động thái tăng trưởng kinh tế và động thái thay đổi các tiêu chí về phát triển con người, bảo đảm thành quả của tăng trưởng kinh tế tác động thúc đẩy trình độ phát triển con người ngày càng tăng lên. Hiện nay, mức độ lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người đạt cấp độ 2, định hướng giai đoạn 2021 - 2030 phải đạt được cấp độ 1, tức là khi tăng trưởng tăng lên 1%, mức độ cải thiện HDI tăng lên với tốc độ bằng hoặc lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Định hướng này nếu thực hiện được sẽ góp phần cải thiện một cách tích cực các chỉ số về thực hiện tiến bộ xã hội cho con người. Mục tiêu đặt ra là giá trị nhận được của HDI tăng trung bình khoảng 1,2%/năm (bằng với tốc độ tăng trung bình của các nước thu nhập trung bình) và đạt giá trị khoảng 0,75 (tương đương của Thái Lan hay Trung Quốc).

Trên cơ sở phát hiện hai nhóm nguyên nhân của những biểu hiện không tích cực trong tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người, theo tác giả thì cần cải thiện các động lực tăng trưởng kinh tế, thực hiện các chính sách tăng trưởng hài hòa và chính sách phân phối thành quả tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Cải thiện các động lực tăng trưởng kinh tế

Để cải thiện các động lực tăng trưởng, một mặt cần tạo đà để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn, mặt khác cần có biện pháp để kết quả tăng trưởng có tác động mạnh hơn đến khả năng cung cấp nguồn lực thực hiện phát triển con người. Liên quan đến mục tiêu này, có 4 yếu tố kinh tế cần đẩy nhanh triển khai gồm:

(i) Khu vực tư nhân đổi mới, năng động, sáng tạo, thực sự là động lực tăng trưởng số 1 của nền kinh tế, dựa vào nòng cốt là các tập đoàn kinh tế tư nhân chi phối ngày càng nhiều ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. Để thực hiện điều này, cần thay đổi tư duy để giải phóng sức sản xuất cho khu vực tư nhân. Trong quá trình giải phóng sức sản xuất cho khu vực tư nhân, cần tăng cường giám sát của xã hội đối với khu vực này để tránh sự trục lợi hay chi phối, móc nối bất hợp pháp với Nhà nước.

(ii) Để nguồn nhân lực giáo dục có chất lượng cao, duy trì động lực sáng tạo, mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh doanh theo phương thức hiện đại và chấp nhận rủi ro, cần tạo sự cạnh tranh tương đối trong giáo dục, đào tạo, lấy việc đáp ứng nhu cầu xã hội là cơ sở để kiểm định chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, thực hiện đa dạng hóa loại hình đầu tư giáo dục (có cả các FDI). Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triển giáo dục cấp tiểu học (cơ sở của giáo dục) và giáo dục nghề (đáp ứng nhu cầu xã hội).

(iii) Chuỗi giá trị cung ứng đầu vào - sản xuất - chế biến - tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu cần được nâng cao, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế, quy mô lớn, giá trị kinh tế cao và công nghệ thân thiện môi trường.

(iv) Việt Nam cần tạo đột phá công nghệ, đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo, trước hết là trong các ngành, lĩnh vực kinh tế động lực phát triển, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thực hiện các chính sách tăng trưởng hài hòa

Theo yêu cầu của mô hình tăng trưởng hài hòa, các chính sách cần được hoàn thiện theo hai hướng: mọi tầng lớp dân cư trong xã hội (vùng động lực hay chậm phát triển) đều được tham gia vào công cuộc tăng trưởng kinh tế để hưởng lợi trực tiếp từ thành quả tăng trưởng kinh tế; thành quả của tăng trưởng cần phân phối lại giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, miền trong cả nước, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng kinh tế. Theo đó, cần phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối, nhất là hệ thống giao thông và hệ thống thông tin tại các vùng trọng điểm nhằm thu hút đầu tư với các vùng sâu, xa - nơi cung cấp nguồn lao động, góp phần xóa bỏ thế cô lập cho các vùng chậm phát triển. Bên cạnh đó cần hoàn thiện chính sách quản lý hộ khẩu, công nhận quyền sử dụng đất và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động di cư… nhằm thúc đẩy di cư lao động. Ngoài ra cần tăng cường cung cấp các dịch vụ giáo dục, sức khỏe và xã hội tại các vùng sâu, xa để họ có đủ điều kiện về kiến thức hay tay nghề nhằm tăng khả năng tham gia trực tiếp trong việc tạo thu nhập.

Bên cạnh đó, một số chính sách đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng các thành quả do tăng trưởng mang lại cần được cần quan tâm, theo đó trong giai đoạn 2021 - 2030 cần đổi mới các chính sách lao động - xã hội, đặc biệt là chính sách dành cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng dễ bị tổn thương (người già, tàn tật, phụ nữ, trẻ em…). Mạng lưới an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp…) cần đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng một cách công bằng. Sự tham gia của người dân trong quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cần được khuyến khích. Đầu tư công cho khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng nghèo cần được ưu tiên để tạo điều kiện bổ sung, hỗ trợ cho nguồn vốn tư nhân trong việc tạo việc làm tại địa phương.

Cải thiện chính sách phân phối thành quả tăng trưởng (thu nhập) cho các lĩnh vực liên quan đến phát triển con người

Các chính sách tăng trưởng kinh tế cần gắn liền với việc tạo điều kiện cho tất cả mọi người có cơ hội phát triển công bằng, cũng như cùng được được tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Khi đạt được các thành quả kinh tế thì thành quả này cần được sử dụng để cải thiện các khía cạnh liên quan đến phát triển con người. Theo đó, Chính phủ cần quan tâm hơn đến đầu tư cho giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người.

Thành quả tăng trưởng kinh tế cần gắn nhiều với việc nâng cao mức sống cho tất cả quần chúng nhân dân thông qua chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập. Do đó, mô hình tăng trưởng vì con người cần đặt ra yêu cầu sử dụng có hiệu quả hai phương thức phân phối thu nhập bao gồm: (i) Phân phối thu nhập theo chức năng, tức là thu nhập của mỗi người được xác định trên cơ sở đóng góp về số và chất lượng nguồn lực mà họ đóng góp trong việc tạo ra thu nhập cho nền kinh tế; (ii) Phân phối lại thu nhập dưới hình thức trực tiếp (thuế, trợ cấp) và gián tiếp (qua chính sách giá tiếp cận dịch vụ công) để góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và hướng đến tăng cường tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục cho mọi tầng lớp dân cư.

Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người là hai mặt của một vấn đề phát triển. Ở Việt Nam, dựa trên quan điểm phát triển toàn diện, cả hai mặt này vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Để đạt được các “Khát vọng Việt Nam” đặt ra trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, khắc phục những bất cập trong việc sử dụng thành quả tăng trưởng vào phát triển con người trong giai đoạn 2011 - 2020, trong thời gian tới, Việt Nam cần nâng cao năng lực tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đồng thời thực hiện các chính sách nhằm lan tỏa tích cực thành quả tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người.

1. Hà Văn Hiền, Nguyễn Hồng Chương (đồng chủ biên) (2013), Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ sau hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Ngô Thắng Lợi, Trần Thị Vân Hoa (đồng chủ biên), (2016), Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

3. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2011), Kinh tế Việt Nam 2010 - Nhìn lại mô hình tăng trưởng 2001 - 2010, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Nguyễn Quỳnh Hoa (2017), Chỉ số phát triển con người HDI: Góc nhìn của mục tiêu phát triển đất nước trong hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Hội thảo Quốc gia đề tài KX04/10.

5. Tổng cục Thống kê (2011 - 2020), Niên giám thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

6. The World Bank (2020), World Development Indicators, Washington DC, USA.

7. UNDP (2020), Human Development Report 2020: Work for Human Development. New York, USA.

Bài đăng trên Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam số 3/2021

*1 Đường vành đai phát triển con người mô tả theo thời gian là tập hợp giá trị HDI cao nhất tương ứng với nhóm nước có mức thu nhập như Việt Nam qua các năm.

*2 Là thời điểm Việt Nam bước vào thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu tăng trưởng nhanh, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.

*3 Khi Việt Nam bắt đầu đổi mới cơ chế kinh tế.