Địa chỉ: Lô L5 Căn: 1, 2, 3 TTTM Rạch Sỏi, P. Rạch Sỏi, TP. Rạch Giá, T. Kiên Giang
Địa chỉ: Lô L5 Căn: 1, 2, 3 TTTM Rạch Sỏi, P. Rạch Sỏi, TP. Rạch Giá, T. Kiên Giang
Honda Vision 2024 sở hữu một thiết kế phía trước được đánh giá là hiện đại và đầy năng động hơn phiên bản trước đó. Điểm đặc biệt đáng chú ý của các phiên bản Đặc biệt và Cao cấp là việc trang bị đèn trang trí phía trước với công nghệ LED thông minh, giúp chiếc xe trở nên sang trọng và hiện đại hơn.
Logo 3D động và ấn tượng trên bề mặt xe Honda Vision nam với đường nét liền mạch và rõ ràng tạo ra một hình ảnh trẻ trung và năng động.
Thiết kế phần sau của xe cũng rất ấn tượng, với cụm đèn sau và đèn xi nhan được thiết kế tỉ mỉ và bố trí một cách hợp lý, mang đến một phong cách trẻ trung, tinh tế và tiện lợi.
Động cơ mới của phiên bản Vision nam được cải tiến với công nghệ eSP. Đây là một động cơ thông minh có thiết kế nhỏ gọn dung tích 110cc, 4 kỳ, xy-lanh đơn, hệ thống làm mát bằng không khí và tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến. Bao gồm hệ thống phun xăng điện tử (PGM-FI), bộ đề ACG tích hợp trong động cơ và hệ thống ngắt động cơ tạm thời (Idling stop). Khối động cơ nhẹ hơn, kết hợp với công nghệ giảm ma sát, giúp Honda Vision đạt hiệu suất hoạt động cao hơn và tiết kiệm nhiên liệu một cách tối ưu.
Hệ thống ngắt động cơ tạm thời (IDLING STOP) cho phép tự động tắt động cơ khi dừng xe trong hơn 3 giây, và khởi động lại bằng cách vặn tay ga. Điều này không chỉ giảm tiếng ồn mà còn giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
Bảng điều khiển Vision 2024 đã được tinh chỉnh để mang đến trải nghiệm tối ưu về cả tính năng và thẩm mỹ. Thiết kế bảng điều khiển trẻ trung, lịch lãm và hiện đại được bổ sung màn hình LCD hiển thị thông tin về quãng đường và tiêu thụ nhiên liệu. Điều đặc biệt là chỉ số ECO trên bảng điều khiển sẽ sáng lên để thông báo cho người dùng rằng xe đang hoạt động ở mức tiêu thụ nhiên liệu tiết kiệm, giúp họ theo dõi một cách dễ dàng hơn.
Hệ thống khóa thông minh Smart Key cho phép chủ xe của Vision xác định vị trí của xe và mở cửa từ xa một cách tiện lợi, mang lại tiện ích cao cấp cho người dùng. Cơ cấu khóa vững chắc đảm bảo tính an toàn trong sử dụng. Tuy nhiên, đối với phiên bản Tiêu chuẩn vẫn sử dụng chìa khóa vật lý thông thường.
Hộc đựng đồ dưới yên của Vision 2024 có thêm một cổng sạc ACC tiện lợi và tăng trải nghiệm của khách hàng.
Thiết kế vành đúc mới độc đáo với đặc điểm phong cách Châu Âu và bề mặt có cấu trúc 03 chiều, tạo nên một ấn tượng về tính thanh lịch. Phiên bản 2023 của Vision có mâm trước lớn hơn, hướng đến đối tượng khách hàng nam tính.
Head Honda Thành Phát 1 là cửa hàng xe máy Honda Việt Nam Ủy Nhiệm. Địa chỉ tại 786 Kp Minh Long, Minh Lương, Châu Thành, Kiên Giang.
Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948, bởi Soichiro Honda. Từ 1970 đến nay, công ty là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới. Honda Việt Nam được thành lập vào năm 1996.
– Xe số – Xe tay ga – Xe côn tay – Xe mô tô
Head Ủy Nhiệm Honda là cửa hàng được công ty Honda Việt Nam Ủy Quyền. Head chỉ được bán và trưng bày duy nhất các dòng xe, phụ tùng, phụ kiện do công ty Honda Việt Nam cung cấp. Sản phẩm có chế độ bảo hành kiểm tra định kỳ trong vòng 3 năm riêng cho từng dòng xe. Quý khách có thể mang xe cùng sổ bảo hành đến bất kỳ Head Honda Ủy nhiệm nào để thực hiện các chế độ kiểm tra định kỳ, bảo hành hoàn toàn miễn phí tiền công.
Truy cập website Honda để biết thêm thông tin về danh sách các Head Honda Ủy Nhiệm và các chế độ quà tặng mua xe, kiểm tra định kỳ, bảo hành.
Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao. Dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh. Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân và xã hội.
Hãy đến ngay cửa hàng xe máy Honda ủy nhiệm, để trải nghiệm và mua sắm.
Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Huyện Châu Thành nằm ở trung tâm tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:
Huyện Châu Thành có diện tích 285,44 km², dân số năm 2020 là 161.230 người[1], mật độ dân số đạt 565 người/km².
Đây là địa phương có đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi qua đã được đưa vào khai thác.
Huyện Châu Thành có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Minh Lương (huyện lỵ) và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Thạnh Lộc, Vĩnh Hòa Hiệp, Vĩnh Hòa Phú.
Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
Trong văn học dân gian ở Nam Bộ có khá nhiều câu sử dụng từ "châu thành", mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng "châu thành" ở đây được dùng như là một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh. Từ "châu thành" vốn là một từ Hán-Việt, được sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ. Khái niệm "châu thành" có thể hiểu là:
Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent). Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lỵ sở của hạt gọi là "châu thành", có chức năng như một "trung tâm hành chính" của hạt. Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Nam Kỳ.
Ban đầu, "châu thành" chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành. Hiện nay các thị xã tỉnh lỵ đó đều đã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.
Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là quận Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá thời Pháp thuộc. Địa bàn thành phố Rạch Giá ngày nay khi đó vẫn nằm trong quận Châu Thành.
Ngày 20 tháng 5 năm 1920, thực dân Pháp lập quận Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá, quận lỵ đặt làng Vĩnh Thanh Vân, gồm có 2 tổng: tổng Kiên Hảo với 8 làng và tổng Kiên Tường với 8 làng. Ngày 7 tháng 8 năm 1952, tổng Kiên Hảo gồm các làng: Thổ Sơn, Sóc Sơn, Mỹ Lâm, Tân Hội, Vĩnh Thanh Vân, Phi Thông, An Hoà; tổng Kiên Tường gồm có các làng: Minh Lương, Vĩnh Hoà Hiệp, Bình Sơn, Hoà Thạnh Lợi, Hoá Quản, Thới An, Thủy Liễu.
Thời Pháp thuộc, làng Vĩnh Thanh Vân vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Rạch Giá.
Sau năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Minh cho thành lập thị xã Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở tách đất từ quận Châu Thành cùng tỉnh.
Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Châu Thành thành quận Kiên Thành thuộc tỉnh Kiên Giang vừa mới thành lập, quận lỵ vẫn đặt tại xã Vĩnh Thanh Vân. Đồng thời, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng tách đất quận Kiên Thành để lập thêm quận Kiên Tân cùng thuộc tỉnh Kiên Giang, quận lỵ đặt tại xã Tân Hiệp.
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên Lương gồm các xã tách từ quận Kiên Thành và quận Hà Tiên cùng thuộc tỉnh Kiên Giang.
Sau năm 1965, giải thể tất cả các tổng. Từ năm 1956 đến năm 1970, tỉnh lỵ Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang cũng nằm trong địa phận xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành. Như vậy, trong giai đoạn này xã Vĩnh Thanh Vân vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Kiên Thành và là tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang (tỉnh lỵ có tên là "Rạch Giá"). Đến ngày 30 tháng 9 năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định tái lập thị xã Rạch Giá trên cơ sở hai xã Vĩnh Thanh Vân và An Hòa thuộc quận Kiên Thành trước đó. Đồng thời, quận lỵ Kiên Thành được dời về Rạch Sỏi.
Tuy nhiên, về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, địa bàn quận Kiên Thành và quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang lúc bấy giờ vẫn do huyện Châu Thành và thị xã Rạch Giá cùng thuộc tỉnh Rạch Giá quản lý. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng cho thành lập huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở phần lớn diện tích quận Kiên Tân thuộc tỉnh Kiên Giang của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau đó, huyện Châu Thành bị chia ra thành hai huyện: Châu Thành và Châu Thành A cùng thuộc tỉnh Rạch Giá. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay lúc đó chính là huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá của phía chính quyền Cách mạng.
Năm 1971 khi Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước đó thì huyện Châu Thành A của tỉnh Rạch Giá lại được giao về cho tỉnh Châu Hà quản lý. Đến năm 1974 huyện Châu Thành A lại thuộc tỉnh Long Châu Hà. Riêng huyện Châu Thành thì vẫn thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Long Châu Hà như trước đó cho đến đầu năm 1976.
Tháng 2 năm 1976, tái lập huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở hợp nhất huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó.
Ban đầu, Huyện Châu Thành có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Rạch Sỏi và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Mỹ Lâm, Nam Thái Sơn, Phi Thông, Sóc Sơn, Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP[3].Theo đó, chia huyện Châu Thành thành 2 huyện: Hòn Đất và Châu Thành.
Lúc này, huyện Châu Thành còn lại 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Rạch Sỏi và 6 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Phi Thông, Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT[4].Theo đó:
Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[5].Theo đó:
Lúc này, huyện Châu Thành có 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Minh Lương và 6 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23-CP[6].Theo đó, thành lập xã Thạnh Lộc trên cơ sở 2.907,21 ha diện tích tự nhiên và 11.119 nhân khẩu của xã Mong Thọ A.
Ngày 7 tháng 2 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ-CP[7].Theo đó, thành lập xã Vĩnh Hòa Phú trên cơ sở 2.668,58 ha diện tích tự nhiên và 11.237 nhân khẩu của xã Vĩnh Hòa Hiệp.
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP[8].Theo đó, thành lập xã Mong Thọ trên cơ sở 1.480,42 ha diện tích tự nhiên và 7.938 nhân khẩu của xã Mong Thọ B.
Như vậy, đến thời điểm này, huyện Châu Thành có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Minh Lương và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Hiệp, Thạnh Lộc, Vĩnh Hòa Phú, Mong Thọ đều giữ ổn định như hiện nay.
Đây là một huyện có diện tích nhỏ nhưng lại là một trong những địa phương có đóng góp nhiều vào ngân sách tỉnh. Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản,... Tại Châu Thành có khu công nghiệp Thạnh Lộc và cảng cá Tắc Cậu là cảng cá lớn nhất tỉnh (cũng là cảng cá lớn nhất nước), hiện nay đang được xây dựng thành khu công nghiệp nghề cá của tỉnh Kiên Giang. Trong tương lai, tại Châu Thành sẽ có một bệnh viện cấp trung ương lớn nhất Tây Nam Bộ được xây dựng. Hai quốc lộ 63 và 61 chạy qua Châu Thành đang được xây dựng.
Phà Tắc Cậu, An Biên đi Châu Thành - Rạch Giá
Sông Cái Bé, đoạn Châu Thành, Kiên Giang
Mẫu xe tay ga Honda Vision là một trong những mẫu xe được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam với kiểu dáng trẻ trung, thanh lịch và nhỏ gọn. Dưới đây là thông tin cập nhật về giá bán, thông số và hình ảnh của xe Vision 110cc mới nhất trong tháng 12 năm 2024.