Với mô hình kinh doanh hiện đại, vị trí giám đốc kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy cụ thể giám đốc kinh doanh là ai?, Tầm quan trọng của họ như thế nào? Họ có đóng góp gì cho các doanh nghiệp? Điều kiện để ngồi vào vị trí cấp cao này là gì? Cùng Navigos Search đi tìm câu trả lời trong bài viết này.
Với mô hình kinh doanh hiện đại, vị trí giám đốc kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy cụ thể giám đốc kinh doanh là ai?, Tầm quan trọng của họ như thế nào? Họ có đóng góp gì cho các doanh nghiệp? Điều kiện để ngồi vào vị trí cấp cao này là gì? Cùng Navigos Search đi tìm câu trả lời trong bài viết này.
Vị trí giám đốc kinh doanh sẽ thực hiện những công việc cụ thể dưới dây:
CCO có trách nhiệm trong việc định hướng kinh doanh đảm bảo lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. CCO đứng đầu nhóm kinh doanh, quan hệ khách hàng, PR,... nên phải đảm bảo những chức năng trong tổ chức được thực hiện hiệu quả, mối quan hệ hợp tác được duy trì tốt đẹp nhằm giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu chiến lược đề ra.
CCO chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ phận kinh doanh trong những công việc hằng ngày, triển khai và phê duyệt quyết định được đưa ra liên quan tới hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Để đạt mục tiêu kinh doanh, giám đốc kinh doanh phải định hướng và thiết lập kế hoạch kinh doanh cho tổ chức dựa trên nhu cầu của khách hàng, xu hướng của thị trường, sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh,...
Qua dự đoán thị trường và lên kế hoạch kinh doanh, CCO xác định mục tiêu kinh doanh, chiến lược thích hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Từ đó, đưa ra quyết định cần thiết nhằm tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. CCO đảm nhận việc quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh để điều chỉnh, cập nhật kế hoạch kinh doanh mới nhằm đáp ứng yêu cầu từ thị trường, khách hàng.
Giám đốc kinh doanh tiến hành xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ thích hợp với nhu cầu khách hàng và đạt mục tiêu kinh doanh đề ra. Họ phải đảm bảo sản phẩm và dịch vụ cung cấp tạo ra giá trị, đóng góp vào doanh số, lợi nhuận của tổ chức.
Giám đốc kinh doanh cũng cần đảm bảo sản phẩm và dịch vụ phù hợp chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp muốn phát triển tại thị trường mới, giám đốc kinh doanh phải xây dựng chiến lược sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường đó.
CCO chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược bán hàng nhằm đảm bảo sản phẩm, dịch vụ tiếp cận đến khách hàng hiệu quả, tạo ra doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để có được chiến lược bán hàng hiệu quả, họ cần nghiên cứu thị trường, nhu cầu và xu hướng khách hàng, đánh giá đối thủ cạnh tranh, đưa ra mục tiêu bán hàng, thiết lập kế hoạch tiếp thị, giá cả, quyết định về kênh bán hàng,... Đồng thời, phối hợp làm việc với bộ phận Marketing, kế toán và sản xuất để đảm bảo tính đồng nhất, tối ưu hoá chi phí cho tổ chức.
Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý, định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp và cả chiến lược về Marketing để thu hút, giữ chân khách hàng.
CCO phải phối hợp với những bộ phận khác để thiết lập, xây dựng chiến lược Marketing và đảm bảo chiến lược Marketing của doanh nghiệp phát triển đúng đắn, thích hợp với đối tượng khách hàng, mục tiêu kinh doanh.
Giám đốc kinh doanh cũng tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới trong bộ phận kinh doanh. CCO là người nắm rõ nhu cầu nguồn nhân lực trong bộ phận, cách đánh giá ứng viên và cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí trong phòng ban kinh doanh.
Với trách nhiệm đó, CCO cần xây dựng và nuôi dưỡng môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút, cởi mở nhằm chiêu mộ nhân tài, quản trị nhân lực tốt nhất, phục vụ cho mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Trách nhiệm chính là tạo ra giá trị cho khách hàng, đảm bảo khách hàng là trung tâm của mọi quyết định của tổ chức, CCO phải tiến hành xây dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ kinh doanh. Điều này đảm bảo khách hàng luôn được hưởng lợi từ sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh còn giúp họ tạo ra mạng lưới liên kết rộng rãi, đa dạng giữa các doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, bên liên quan,... Điều đó góp phần giúp doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tối ưu chi phí.
Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm đầu tàu trong việc định hướng các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo chiến lược đó thích hợp với mục tiêu, tầm nhìn để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. CCO cũng phải đảm bảo công ty sẽ được khách hàng, cổ đông, người dùng đánh giá cao. Trong đó, hình ảnh thương hiệu chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân khách hàng, tăng doanh thu, nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành trên thị trường.
Vậy nên, việc vạch ra các chiến lược dài hạn, xây dựng hình ảnh thương hiệu chính là trách nhiệm quan trọng của giám đốc kinh doanh. Họ sẽ đảm bảo doanh nghiệp triển khai những hoạt động đó hiệu quả, đúng với lộ trình đã đưa ra để thu về kết quả cao nhất.
Xem thêm >> Để có trái ngọt, hãy nghĩ cách hoạch định chiến lược khác biệt
Mức lương của CCO phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Tuy nhiên, mức lương của CCO thường cao hơn mức lương trung bình của các nhân viên trong doanh nghiệp.
Để trở thành CBO, cần đáp ứng các điều kiện về mặt pháp lý, năng lực và phẩm chất đạo đức. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp có thể có những yêu cầu cụ thể riêng.
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, quy mô của doanh nghiệp mà người đảm nhận vị trí giám đốc kinh doanh sẽ có cơ hội, thách thức khác nhau. Trong đó phải kể đến:
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều hình thức kinh doanh mới mẻ ra đời kéo theo sự thay đổi lớn trong lĩnh vực kinh doanh. Tính cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn nhỏ trên thị trường cũng vì thế mà tăng cao. Những công ty, tập đoàn lớn tập trung thu thập phản hồi của khách hàng thông qua phương tiện truyền thông hiện đại để có thể cải tiến và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, là người đi đầu trong các chiến dịch kinh doanh, CCO cần nhanh nhạy đón đầu trước các xu hướng công nghệ mới nổi để định hướng đội ngũ kinh doanh và nhân sự nói chung theo xu hướng hiện đại hơn, giúp cho việc trải nghiệm thực tế của khách hàng tốt hơn. Đồng thời, CCO còn phải ứng dụng các tiện ích công nghệ để xây dựng kênh quảng bá, tiếp thị dịch vụ và sản phẩm sao cho hiệu quả nhất.
Giám đốc kinh doanh có quyền hạn xử lý nhiều hoạt động kinh doanh mà không cần thông qua Giám đốc điều hành (CEO). Tuy nhiên, đối với những quyết định quan trọng, CCO là người đưa ra những cố vấn hữu ích cho giám đốc điều hành bởi họ nắm rõ hoạt động kinh doanh cũng như các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải và cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Trong một cuộc khảo sát của PwC, 90% CEO toàn cầu cho biết khách hàng có ảnh hưởng lớn nhất tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Bản thân khách hàng là nguồn phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao cả CCO và CEO phải chia sẻ tầm nhìn về định hướng phát triển của doanh nghiệp dựa trên khách hàng làm nền tảng. Khi đó, Giám đốc kinh doanh chính là người truyền cảm hứng về sản phẩm, dịch vụ và cách thức kinh doanh mới cho Giám đốc điều hành.
Khách hàng luôn được xem là trung tâm của hầu hết các doanh nghiệp. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, Giám đốc kinh doanh cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để nắm rõ được nhu cầu. Với những dịch vụ hay sản phẩm trước khi “tung” ra thị trường, CCO phải trải nghiệm và thực hiện đánh giá dưới vai trò là khách hàng. Họ cần chú trọng sự đánh giá của khách hàng với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, khẳng định vị thế vững chắc của thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường.
Để thực hiện được điều đó, CCO phải nắm được thị hiếu khách hàng và luôn đặt mình trong tâm thế người dùng, phải hiểu họ muốn gì, cần gì để phục vụ tốt nhất. Chỉ khi người sử dụng cảm thấy ưng ý với sản phẩm thì thương hiệu đó mới khẳng định được tên tuổi của mình.