%PDF-1.2 %dhi9hklfrp25 õ!N [ b scO 1 0 obj << /Producer () >> endobj 2 0 obj << /Type /Catalog /Pages 3 0 R >> endobj 4 0 obj << /Type /Page /MediaBox [ 0 0 613 856 ] /Parent 3 0 R /Resources << /XObject << /Im1 7 0 R >> /ProcSet [ /PDF /ImageC ] >> /Contents 5 0 R >> endobj 5 0 obj << /Length 6 0 R >> stream q 613 0 0 856 0 0 cm /Im1 Do Q endstream endobj 6 0 obj 30 endobj 9 0 obj << /Length 10 0 R >> stream A endstream endobj 10 0 obj 1 endobj 7 0 obj << /Type /XObject /Subtype /Image /Name /Im1 /Width 638 /Height 891 /BitsPerComponent 8 /Length 8 0 R /ColorSpace /DeviceRGB /Filter [ /DCTDecode ] >> stream ÿØÿà JFIF ÿþ LEAD Technologies Inc. V1.01 ÿÛ „ ÿÄ¢ } !1AQa"q2�‘¡#B±ÁRÑð$3br‚ %&'()*456789:CDEFGHIJSTUVWXYZcdefghijstuvwxyzƒ„…†‡ˆ‰Š’“”•–—˜™š¢£¤¥¦§¨©ª²³´µ¶·¸¹ºÂÃÄÅÆÇÈÉÊÒÓÔÕÖ×ØÙÚáâãäåæçèéêñòóôõö÷øùú w !1AQaq"2�B‘¡±Á #3RðbrÑ $4á%ñ&'()*56789:CDEFGHIJSTUVWXYZcdefghijstuvwxyz‚ƒ„…†‡ˆ‰Š’“”•–—˜™š¢£¤¥¦§¨©ª²³´µ¶·¸¹ºÂÃÄÅÆÇÈÉÊÒÓÔÕÖ×ØÙÚâãäåæçèéêòóôõö÷øùúÿÀ {~" ÿÚ ? õÊF;FpO°ÿ ?ÏÔÒÑ@3ŽzÒÑE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE T{Ô¹@~e ‘ß � úí8úT” Žiƒ GCJj/1#+0ÙÚ ¶:àqœ¸w h¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢��8=úP H'©îqÓò¥¢Š *-ã•ÒFh‰(rx,¥IÆp~RG ã
%PDF-1.2 %dhi9hklfrp25 õ!N [ b scO 1 0 obj << /Producer () >> endobj 2 0 obj << /Type /Catalog /Pages 3 0 R >> endobj 4 0 obj << /Type /Page /MediaBox [ 0 0 613 856 ] /Parent 3 0 R /Resources << /XObject << /Im1 7 0 R >> /ProcSet [ /PDF /ImageC ] >> /Contents 5 0 R >> endobj 5 0 obj << /Length 6 0 R >> stream q 613 0 0 856 0 0 cm /Im1 Do Q endstream endobj 6 0 obj 30 endobj 9 0 obj << /Length 10 0 R >> stream A endstream endobj 10 0 obj 1 endobj 7 0 obj << /Type /XObject /Subtype /Image /Name /Im1 /Width 638 /Height 891 /BitsPerComponent 8 /Length 8 0 R /ColorSpace /DeviceRGB /Filter [ /DCTDecode ] >> stream ÿØÿà JFIF ÿþ LEAD Technologies Inc. V1.01 ÿÛ „ ÿÄ¢ } !1AQa"q2�‘¡#B±ÁRÑð$3br‚ %&'()*456789:CDEFGHIJSTUVWXYZcdefghijstuvwxyzƒ„…†‡ˆ‰Š’“”•–—˜™š¢£¤¥¦§¨©ª²³´µ¶·¸¹ºÂÃÄÅÆÇÈÉÊÒÓÔÕÖ×ØÙÚáâãäåæçèéêñòóôõö÷øùú w !1AQaq"2�B‘¡±Á #3RðbrÑ $4á%ñ&'()*56789:CDEFGHIJSTUVWXYZcdefghijstuvwxyz‚ƒ„…†‡ˆ‰Š’“”•–—˜™š¢£¤¥¦§¨©ª²³´µ¶·¸¹ºÂÃÄÅÆÇÈÉÊÒÓÔÕÖ×ØÙÚâãäåæçèéêòóôõö÷øùúÿÀ {~" ÿÚ ? õÊF;FpO°ÿ ?ÏÔÒÑ@3ŽzÒÑE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE QE T{Ô¹@~e ‘ß � úí8úT” Žiƒ GCJj/1#+0ÙÚ ¶:àqœ¸w h¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢Š (¢��8=úP H'©îqÓò¥¢Š *-ã•ÒFh‰(rx,¥IÆp~RG ã
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.
Tóm tắt: Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định miễn trừ đối với một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14. Tuy nhiên, việc áp dụng miễn trừ cũng như áp dụng các điều kiện này có những bất cập và còn chưa phù hợp, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các quy định này. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi phân tích các điều kiện miễn trừ và đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các điều khoản miễn trừ đối với các hiệp định hạn chế cạnh tranh. Abstract: The Competition Law of 2018 provides for exemptions for a number of competition restriction agreements that meet the conditions specified in Article 14. However, the application of exemptions as well as the application of these conditions has shortcomings and are still inappropriate, leading to difficulties in applying these regulations. Within the scope of the article, we analyze the exemption conditions and propose recommendations to improve the exemption provisions for competition restriction agreements. 1. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật Cạnh tranh năm 2018 Theo khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. So với Luật Cạnh tranh năm 2004 thì Luật Cạnh tranh năm 2018 mở rộng và cụ thể hơn các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong đó thêm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm: Hành vi thỏa thuận phân chia khách hàng, thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận, thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận, thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh (Điều 11). Dựa vào quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Cạnh tranh năm 2018 có thể chia các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm thành các nhóm như sau: - Nhóm 1: Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại các khoản 1, 2, 3 Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018 giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan (nhóm bị cấm có điều kiện). - Nhóm 2: Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại các khoản 4, 5, 6 Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018 giữa các doanh nghiệp bất kỳ mà không có sự phân biệt (nhóm bị cấm tuyệt đối không được miễn trừ). - Nhóm 3: Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại các khoản 7, 8, 9, 10, 11 Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018 giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan nếu thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường (nhóm bị cấm có điều kiện). - Nhóm 4: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018 giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định nếu thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường (nhóm bị cấm có điều kiện). Như vậy, không phải tất cả các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nêu trên điều bị cấm tuyệt đối, mà cấm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo hai nguyên tắc là cấm mặc nhiên (nhóm 2) và cấm theo nguyên tắc đánh giá tác động (nhóm 1, 3, 4)[1]. Để xác định các chủ thể có vi phạm các điều kiện của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay không, pháp luật đưa ra các yếu tố dùng để làm căn cứ để đánh giá tác động hoặc có khả năng gây tác động như: Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận; rào cản gia nhập, mở rộng thị trường; hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ; giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu; tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác; gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận (Điều 13 Luật Cạnh tranh năm 2018). Việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được căn cứ vào một hoặc một số yếu tố được hướng dẫn tại Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh. Không phải tất cả các doanh nghiệp thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đều bị xử lý, Điều 14 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định cho phép được thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong số các điều kiện cụ thể[2]. 2. Quy định miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Cơ sở để thực hiện chính sách miễn trừ được xây dựng bao gồm quyền tự do kinh doanh theo quy định[3] và sự cân xứng cần được pháp luật bảo vệ, theo đó, các doanh nghiệp có quyền liên kết lại với nhau để thực hiện kinh doanh có hiệu quả, đồng thời xem hành vi liên kết lại với nhau giữa các doanh nghiệp có gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ thể khác hay không, trường hợp có tác hại không đáng kể nhưng lợi ích mà nó mang lại lớn hơn những thiệt hại thì cũng cần cho phép sự liên kết đó để thúc đẩy sự phát triển. Pháp luật nhiều nước không quy định như thế nào là miễn trừ mà chỉ liệt kê những hành vi nào là hành vi được miễn trừ và những điều kiện được miễn trừ, tuy nhiên, dựa vào các quy định về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và quy định về miễn trừ trong Luật Cạnh tranh năm 2018, có thể hiểu, miễn trừ là việc cho khỏi hoặc không áp dụng[4]. Theo đó, Luật Cạnh tranh năm 2018 miễn trừ đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là việc cho phép các doanh nghiệp thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nhưng thỏa mãn các điều kiện cụ thể được quy định thì hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó không xem là hành vi vi phạm và không bị xử lý trong thời hạn nhất định (thời hạn được miễn trừ lần đầu không quá 05 năm, có thể gia hạn nhưng mỗi lần gia hạn không quá 05 năm) (Điều 21). Mục đích của miễn trừ là cho phép một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhất định nhằm theo đuổi mục tiêu bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, khuyến khích phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Từ đó cho thấy, doanh nghiệp được miễn trừ không phải là doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh, bởi lẽ, việc miễn trừ đã loại trừ tính chất “hạn chế cạnh tranh” của loại thỏa thuận mà doanh nghiệp đó tham gia, cũng có thể nói miễn trừ là các doanh nghiệp được “hợp thức hóa” hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc miễn trừ cũng không mặc nhiên và vô thời hạn mà dựa trên sự cho phép bằng quyết định miễn trừ của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và miễn trừ có thời hạn. Việc miễn trừ có thời hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có cơ hội phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng. Các bên tham gia thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không thuộc trường hợp phải chấm dứt ngay lập tức (nhóm 2) thì có thể được miễn trừ có thời hạn nếu thỏa mãn một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Cạnh tranh năm 2018: (i) Có tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ; (ii) Có tác động tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế; (iii) Có tác dụng thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; (iv) Nhằm thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá. Như vậy, khi thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (không thuộc nhóm 2), các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nộp đơn để được miễn trừ trước khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thỏa mãn một trong bốn điều kiện trên khi có quyết định miễn trừ thì các doanh nghiệp thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm vẫn không bị xử lý. Ngược lại, các doanh nghiệp thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (nhóm 2) dù có thỏa mãn một trong bốn điều kiện trên thì vẫn không được miễn trừ hoặc hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (không thuộc nhóm 2) của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không nộp đơn xin miễn trừ vẫn bị xử lý. 2.1. Đối với thỏa thuận tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và thời kỳ công nghệ số bùng nổ như hiện nay thì việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ có thể là sự sống còn của doanh nghiệp, tuy nhiên, chi phí để thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ (chẳng hạn như chi phí nghiên cứu phát triển (R&D)) không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để thực hiện, do đó, cần phải có sự liên kết (liên doanh, hợp tác) giữa các doanh nghiệp. Điều này được quy định tại Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Nghị quyết số 52-NQ/TW), theo đó, cần có chính sách ưu tiên phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp hợp tác liên doanh để thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhưng thành quả có được sẽ được giao cho các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp đối thủ) thì không doanh nghiệp nào muốn. Vấn đề xảy ra là, khi các doanh nghiệp liên kết không giao dịch với doanh nghiệp đối thủ thì hành vi này, theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018, là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh[5]. Điều này là không phù hợp, bởi lẽ, khi các doanh nghiệp liên doanh để thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì phải bỏ một khoản chi phí không hề nhỏ nhưng sẽ đối mặt với rủi ro không thể biết trước là có thành công hay không, nhưng khi thành công thì phải giao dịch với doanh nghiệp đối thủ nếu không giao dịch thì sẽ vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Với quy định này sẽ khó có thể cụ thể hóa chính sách đã được quy định trong Nghị quyết số 52-NQ/TW bởi một số lý do như sau: Một là, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ không muốn tham gia bởi sản phẩm thành công mà không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Hai là, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ có thể thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận trước khi có sản phẩm thành công là khi sản phẩm thành công sẽ không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ từ đầu. Luật Cạnh tranh năm 2018 không giải thích rõ vấn đề này mà chỉ quy định tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ chỉ là điều kiện để xin miễn trừ trước khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (khoản 1 Điều 14). Ba là, doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận có tâm lý không cùng chung chịu rủi ro với các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhưng muốn cùng được hưởng thành quả từ việc các doanh nghiệp liên kết mang lại, nếu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ không đồng ý thì doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận vẫn có thể hưởng thành quả đó bằng con đường tố tụng cạnh tranh, khi hành vi không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm nếu nó cùng trên thị trường liên quan và thỏa thuận này gây tác động hoặc có khả năng gây tác động một cách đáng kể trên thị trường. Bốn là, trong thời kỳ công nghệ số như hiện nay, việc các doanh nghiệp phải chờ thời gian để được có quyết định miễn trừ (thời gian tối đa là 60 ngày, có thể gia hạn 30 kể từ ngày thụ lý)[6], khi có quyết định miễn trừ mới bắt đầu thực hiện việc thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ[7] thì khi đó, sản phẩm tạo ra có thể đã chậm so với các doanh nghiệp khác. Trong khi đó, các hành vi thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ được miễn trừ tự động có thể kể đến pháp luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu miễn trừ tự động đối với các thỏa thuận (R&D). 2.2. Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế Hiện nay, chưa có các tiêu chí để xác định như thế nào là tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, việc xác định này do Ủy ban Cạnh tranh quốc gia quyết định. Tuy nhiên, việc miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là dựa trên chính sách mũi nhọn, việc thực hiện chính sách này cũng chính là “bật đèn xanh” cho các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để phát triển nếu đem lại lợi ích thật sự cho sự phát triển kinh tế. Chính sách cạnh tranh nếu thực thi một cách “thái quá” cũng sẽ gây tổn hại cho nền công nghiệp, đặc biệt là với những nền công nghiệp đang ở giai đoạn mới phát triển và phải đối chọi với những đối thủ cạnh tranh lớn từ bên ngoài. Vì vậy, chính sách cạnh tranh cũng không thể đứng ngoài hoạt động xây dựng mũi nhọn kinh tế của quốc gia (chính sách mũi nhọn), chính sách cạnh tranh của các nước đều đã đưa ra những trường hợp miễn trừ đối với các trường hợp tập trung kinh tế hoặc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hướng ra ngoài lãnh thổ[8], với điều kiện miễn trừ mang tính chất định tính như thế này sẽ có hai bất cập như sau: Thứ nhất, quy định của các quốc gia đã điều chỉnh theo hướng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bên ngoài lãnh thổ nhưng tác động hoặc có khả năng gây tác động đến bên trong lãnh thổ thì đều bị điều chỉnh. Chẳng hạn, tại Mỹ, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thực hiện ngoài lãnh thổ nhưng gây cản trở hoạt động thương mại trên thị trường Mỹ vẫn bị xử lý (căn cứ xử lý đối với các hành vi này là đạo luật chống độc quyền Sherman)[9]. Đồng thời, Điều 1 Luật Cạnh tranh năm 2018 của nước ta cũng đã điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây tác động hoặc có khả năng gây tác động đến thị trường Việt Nam. Với quy định này thì Luật Cạnh tranh cũng đã điều chỉnh đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bất kể trong hay ngoài nước. Trong giai đoạn hiện nay, do các doanh nghiệp thường thực hiện các hành vi trên phạm vi nhiều quốc gia, do vậy, cơ quan chống độc quyền của các quốc gia đều muốn nhận được sự hợp tác của các đồng nghiệp nước ngoài, đặc biệt là việc khám xét và bắt giữ các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện thỏa thuận trên lãnh thổ nước ngoài. Vậy, khi các cơ quan cạnh tranh cần đến nhau để xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuyên quốc gia thì chính sách của từng quốc gia miễn trừ các thỏa thuận không gây hại cho thị trường nội địa, nhưng gây hại cho thị trường quốc tế có thật sự cần thiết? Thứ hai, chưa có tiêu chí rõ ràng để xác định như thế nào là tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, do đó, quy định này mang tính chất định tính cao nên rất khó cho doanh nghiệp xin miễn trừ, bởi lẽ, doanh nghiệp không biết hoặc không rõ mình có được miễn trừ hay không được miễn trừ, mặt khác, tính chất định tính cũng sẽ dễ xảy ra tình trạng áp dụng tràn lan không thống nhất. Có thể thấy rằng, việc miễn trừ trong pháp luật cạnh tranh là hướng đến sự mềm dẻo và hiệu quả trong vấn đề điều tiết nền kinh tế, hướng đến việc tuân thủ pháp luật sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế. Do đó, theo chúng tôi, tạm thời, để phát triển kinh tế và tạo thuận lợi nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thì cần có những tiêu chí rõ ràng để doanh nghiệp chứng minh có thuộc trường hợp tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế khi thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay không (có thể xác định doanh nghiệp thông qua thị phần của doanh nghiệp, mục tiêu của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, doanh thu, doanh số…). Việc có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng sẽ dễ áp dụng, tránh tình trạng cảm tính. Dựa vào đó, doanh nghiệp cũng biết được có được miễn trừ hay không để thực hiện nộp đơn xin miễn trừ bởi quy định miễn trừ cũng là quyền lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện miễn trừ này cần hướng đến xóa bỏ để bảo đảm môi trường cạnh tranh tự do hơn, công bằng hơn. 2.3. Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm Khi các doanh nghiệp thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (không thuộc trường hợp bị cấm tuyệt đối) mà việc thỏa thuận đó thúc đẩy áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm thì có thể nộp đơn xin miễn trừ trước khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Tuy nhiên, điều kiện để được hưởng miễn trừ này hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể. Theo quy định của pháp luật, có thể hiểu, thúc đẩy áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm theo hai hướng: (i) Thống nhất theo hướng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; (ii) Thống nhất theo hướng làm giảm đi tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm. Theo chúng tôi, việc thống nhất nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật chủng loại sản phẩm có thể là điều kiện để doanh nghiệp có thể nộp đơn miễn trừ quy định của điều luật này trước khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng việc thống nhất theo hướng làm giảm đi tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm thì sẽ không được miễn trừ. Trên thực tế, các doanh nghiệp luôn muốn có nhiều khách hàng, mở rộng sản xuất, do đó, việc thống nhất theo hướng giảm thì doanh nghiệp có thể mất khách hàng và sẽ bị các đối thủ cạnh tranh nhân cơ hội để mở rộng thị trường, điều này sẽ rất khó xảy ra, bởi vì, môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay không doanh nghiệp nào muốn mất đi khách hàng làm giảm doanh thu, doanh số…. Do đó, quy định này cần hướng dẫn rõ ràng, cụ thể thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm theo hướng tiêu cực hay tích cực thì sẽ được miễn trừ khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. 2.4. Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá Một thị trường mang tính cạnh tranh là nơi có nhiều hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau, người tiêu dùng có thể sử dụng hoặc chọn thay đổi hàng hóa khác có tính cạnh tranh tốt hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh với đối thủ giành lấy khách hàng, cạnh tranh là xu thế tất yếu giữa các nhà sản suất hàng hóa tương tự các yếu tố liên quan như giá cả, chất lượng hay các dịch vụ trước, trong và sau khi bán được hàng hóa (yếu tố cạnh tranh đặc biệt là giá cả), cạnh tranh cũng thúc đẩy đổi mới, tăng năng suất, tạo công ăn việc làm, đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp kiếm thêm thu nhập[10]. Luật Cạnh tranh năm 2018 cho phép các bên liên quan thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để thống nhất điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá, bởi việc thống nhất thực hiện các điều kiện hợp đồng rõ ràng, điều kiện giao hàng, thanh toán sẽ giúp người tiêu dùng tiếp cận nhanh với hàng hóa, người tiêu dùng được thanh toán nhanh, chính sách tiếp cận thông tin nhanh[11], đương nhiên, việc thỏa thuận này nếu thuộc trường hợp bị cấm thì các doanh nghiệp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vẫn phải nộp đơn xin miễn trừ trước khi thực hiện hành vi thỏa thuận. Như vậy, 04 điều kiện miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều mang tính chất định tính, chưa có tiêu chí cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó áp dụng[12]. Ngoài ra, khoản 2 Điều 14 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó. Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định, đối với các thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác mà trong các ngành, lĩnh vực đặc thù đã được luật khác quy định thì Luật Cạnh tranh không điều chỉnh, đồng thời để các luật khác điều chỉnh. Với điều luật này thì các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc sự điều chỉnh của luật khác như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Điện lực… quy định các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cụ thể thì cho dù có thỏa mãn điều kiện miễn trừ trong Luật Cạnh tranh cũng không được áp dụng. Theo chúng tôi, điều này là phù hợp, bởi vì quan điểm xây dựng Luật Cạnh tranh sửa đổi được xác định là luật công bảo vệ các quan hệ cạnh tranh, một loại quan hệ công, thực sự được coi Luật Cạnh tranh là hiến pháp của nền kinh tế thị trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, làm động lực phát triển cho nền kinh tế[13]. Theo đó, nếu các luật chuyên ngành có quy định thì áp dụng theo luật chuyên ngành, điều này đã được quy định cụ thể khi Luật Cạnh tranh năm 2018 được thông qua: Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó (khoản 2 Điều 4). 3. Định hướng hoàn thiện các quy định về miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Thứ nhất, cần xem hành vi thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ là hành vi thỏa thuận được miễn trừ tự động, không cần phải xin phép và hành vi này chỉ được xem là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh. Việc đánh giá gây tác động hoặc có khả năng gây tác động có thể dựa vào mức thị phần của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trong thị trường liên quan hoặc trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định[14]. Trong trường hợp nếu không xem là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn trừ tự động thì cũng cần có hướng dẫn cụ thể đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tại khoản 3 Điều 12 Luật Cạnh tranh năm 2018 đối với “thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận” cần loại trừ hành vi thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Bởi hành vi thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận có thể là hệ quả của việc thỏa thuận thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, việc quy định sẽ tạo động lực để thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, cần rút ngắn thời gian để ra quyết định miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm vì thời gian tổng cộng là 90 ngày kể từ ngày thụ lý (theo Điều 20 Luật Cạnh tranh năm 2018) là quá dài, làm chậm thời cơ để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi lẽ, thời gian để các cơ quan được tham vấn trả lời cho Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là 15 ngày (khoản 2 Điều 18 Luật Cạnh tranh năm 2018). Đồng thời, Luật Cạnh tranh năm 2018 cũng đã quy định các doanh nghiệp đã tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ miễn trừ (khoản 3 Điều 15). Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cũng có thể hủy bỏ quyết định miễn trừ khi phát hiện các trường hợp theo quy định tại Điều 23 Luật Cạnh tranh năm 2018[15]. Thứ ba, cần có hướng dẫn cụ thể như thế nào là tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế? Đồng thời, cần có các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng để các doanh nghiệp biết được khi thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thuộc trường hợp được miễn trừ hay không để thực hiện nộp đơn xin miễn trừ bởi miễn trừ cũng là quyền lợi mà doanh nghiệp được hưởng. Thứ tư, cần cụ thể hóa các điều kiện miễn trừ bằng các tiêu chí rõ ràng bởi việc không có tiêu chí rõ ràng sẽ dẫn đến hai khuynh hướng sau trong cách xử lý của cơ quan cạnh tranh với các bên có liên quan trong việc xem xét cho hưởng miễn trừ: (i) Dễ dãi trong việc cho hưởng miễn trừ; (ii) Không cho hưởng miễn trừ mặc dù có thể thõa mãn điều kiện miễn trừ, có nhiều lợi ích đối với nền kinh tế hơn là những tác hại mà chúng mang lại.
TS. Trần Thăng Long Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nhân & Phan Lâm Hoàng Huynh Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được thông qua gồm 10 chương với 118 điều, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý Nhà nước về cạnh tranh.
Đối tượng áp dụng là: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp (DN) sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, DN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
Về quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh, Luật quy định rõ: DN có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh danh. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của DN, của người tiêu dùng.
Luật quy định chính sách của Nhà nước về cạnh tranh gồm: Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch. Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của DN theo quy định của pháp luật. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.
Luật cũng nêu các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh như: Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với DN cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước, hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. Phân biệt đối xử giữa các DN. Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác hoặc các DN liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
Về điều khoản chuyển tiếp, Luật quy định rõ, kể từ ngày Luật có hiệu lực, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được tiếp tục xem xét, giải quyết như sau: Hành vi vi phạm đang bị điều tra, xử lý nếu được xác định không vi phạm quy định của Luật này thì được đình chỉ điều tra, xử lý. Hành vi vi phạm đang bị điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà vẫn bị xác định vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh (sửa đổi) thì tiếp tục bị điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật này. Trường hợp hình thức xử lý hoặc mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm theo quy định của Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cao hơn quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 thì áp dụng theo quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11.
Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2019. Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.