Lai Châu Có Những Sản Phẩm Du Lịch Nào

Lai Châu Có Những Sản Phẩm Du Lịch Nào

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017 đưa ra khái niệm như sau:

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017 đưa ra khái niệm như sau:

Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Với mục đích phục vụ khách du lịch, sản phẩm du lịch có những đặc điểm như sau:

Sản phẩm du lịch không được thể hiện thông qua việc sờ thấy, nhìn thấy hay đo lường được. Du khách chỉ có thể cảm nhận bằng cách trải nghiệm, thông qua đó đánh giá chất lượng sản phẩm.

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội, khách du lịch thường tìm hiểu trước về sản phẩm du lịch trước chuyến đi. Tuy nhiên, để đánh giá đúng chất lượng thì chính bạn sẽ phải là người trải nghiệm sản phẩm ấy. Ví dụ, bạn không thể nhìn thấy được sự thú vị của một chuyến tham quan.

Các sản phẩm du lịch phải được liên kết chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài thế mạnh đặc trưng của từng vùng miền, các địa phương cần phải liên tục cập nhật hình ảnh, phát triển đồng đều. Đối với một chuyến du lịch, cần có sự liên kết giữa các sản phẩm du lịch như: vận tải, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,...

Dưới sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về du lịch của con người ngày càng nhiều. Để thu hút du khách, chất lượng sản phẩm du lịch luôn được ưu tiên hàng đầu.

Ngoài việc trải nghiệm, tham quan cuộc sống hàng ngày của từng địa phương, du khách còn muốn khám phá điểm khác biệt mới lạ. Do đó, các địa phương ngày càng quan tâm tới việc tạo mới hình ảnh của mình.

Xu hướng của du khách hiện nay đang tìm đến các dịch vụ cao cấp. Để bắt kịp tình hình, các địa phương đã chú trọng về nâng cao dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Trong những năm trở lại đây, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được xây dựng ngày càng nhiều.

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ như: thanh toán online, đặt xe công nghệ, đặt phòng trực tuyến… cũng đóng vai trò quan trọng đối với du khách khi quyết định điểm đến.

Các dòng sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay

Tùy vào văn hóa, phong tục, đặc trưng của mỗi địa phương sẽ khai thác các sản phẩm du lịch khác nhau. Dưới đây là các dòng sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay:

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Ngoài việc mang đến cho du khách những trải nghiệm thực tế, du lịch cộng đồng còn giúp họ hiểu rõ hơn về văn hóa, con người của địa phương.

Du lịch cộng đồng đang ngày càng phát triển ở Việt Nam. Du khách được tham quan các làng nghề truyền thống, tìm hiểu về nghề thủ công của người dân địa phương. Ngoài ra, du khách còn được tham gia các lễ hội, trải nghiệm văn hóa địa phương.

Hiện nay, một số điểm đến đang được nhiều du khách lựa chọn như: làng rau Trà Quế, du lịch Cồn Sơn, làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn,... Đến nơi đây, du khách trực tiếp tham gia vào các công việc của người dân như: trồng rau, tát mương bắt cua, thu hoạch trái cây chín trong vườn.

Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch có tính chất khám phá, chinh phục. Những điểm đến của loại hình du lịch này thường có độ khó cao, nguy hiểm. Du khách cần có thể lực và kỹ năng xử lý tình huống tốt. Du lịch mạo hiểm mang đến cảm giác mới lạ, độc đáo, thử thách bản thân.

Du lịch mạo hiểm đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam như: leo núi, vượt thác, nhảy dù,… Những địa phương bắt đầu thúc đẩy khai thác loại hình du lịch này phải kể đến: Hà Giang, Lào Cai, Đà Nẵng, Quảng Ninh,…

Tuy nhiên, các du khách khi tham gia cần chuẩn bị kỹ về: thể lực, kỹ năng, trang thiết bị. Ngoài ra, khách du lịch cần phải tuân thủ đúng quy định đơn vị tổ chức loại hình du lịch này để đảm bảo an toàn.

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch gắn liền với các tôn giáo, tín ngưỡng. Những người tham quan thường tới các địa điểm như: lễ hội tôn giáo, danh thắng mang ý nghĩa tâm linh,… Du lịch tâm linh mang đến cho du khách sự an yên, nhẹ nhõm, cảm giác thư thái, an toàn.

Nhờ có sự phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch tâm linh đang ngày càng phát triển. Du khách có thể tham quan các lễ hội: như lễ hội chùa Bà Đen, lễ hội chùa Yên Tử,... một cách thuận tiện. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như: thiền, yoga, các khóa tu tại chùa,…

Trong quá trình tham quan, du khách nên tìm hiểu kỹ về điểm đến, tuân thủ các quy định của từng địa phương.

Bên cạnh đó, đối với loại hình du lịch này, việc tôn trọng văn hóa, tín ngưỡng là lưu ý quan trọng không thể bỏ qua.

Du lịch sinh thái là sự kết hợp giữa du lịch và việc bảo tồn thiên nhiên. Du khách được tận hưởng không khí trong lành, gần gũi và bình yên. Đây là loại hình du lịch mang đến những trải nghiệm mới lạ, độc đáo.

Với sự ưu ái của khí hậu, địa hình, cảnh quan,... du lịch sinh thái đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển. Nhờ sở hữu hệ sinh thái phong phú, ngành du lịch đang tập trung khai thác các tour du lịch: lặn ngắm san hô, chèo thuyền qua hang động.

Sự đa dạng về hình thức: Trekking, cắm trại, chèo thuyền,... giúp du khách có nhiều cơ hội lựa chọn.

Với nhịp sống nhanh và hối hả hàng ngày, con người tìm đến du lịch nghỉ dưỡng như một cách cân bằng lại cuộc sống.

Để thu hút du khách, các đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch đã đầu tư các khu nghỉ dưỡng chất lượng. Những hình thức du lịch nghỉ dưỡng phổ biến hiện nay phải kể đến: tắm biển, tắm suối nước nóng,... Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm những hoạt động sang trọng, đẳng cấp như: chơi golf, tennis, spa,...

Du lịch mua sắm là loại hình du lịch giúp du khách mua sắm các sản phẩm tại nơi tham quan. Du khách có cơ hội mua sắm hàng hóa với giá cả ưu đãi.

Du lịch mua sắm thường được kết hợp với các chuyến tham quan. Du khách có thể tìm kiếm những sản phẩm độc đáo, đặc trưng theo từng địa phương. Ở các điểm đến khách du lịch sẽ mua sắm tại các khu trung tâm thương mại, chợ truyền thống hoặc các cửa hàng miễn thuế,...

Tuy nhiên, do sự quản lý về giá cả chưa được chặt chẽ dẫn đến du khách thường phải chịu chi phí cao hơn giá trị thật của sản phẩm.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh, du khách đang có xu hướng tìm đến sản phẩm du lịch miền quê, vùng núi để trải nghiệm. Đây là loại hình du lịch có những hoạt động gắn liền với công việc hàng ngày của người dân.

Du lịch miền quê, vùng núi giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên và tìm hiểu về văn hóa, con người của vùng đất đó. Ở đây, du khách trực tiếp tham gia các hoạt động dân dã như: đi cấy, đi gặt, tát nước…

Không những vậy, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương như: cơm lam, gà nướng,...

Hiện nay, du lịch miền quê, vùng núi trở thành một hoạt động phổ biến của các trường học. Những buổi tham quan, dã ngoại, các em học sinh được trở về hòa mình với thiên nhiên. Các em được tham gia các hoạt động thực tế như: bắt cá, cấy lúa,... để trải nghiệm về kiến thức được học.

Đối với sản phẩm du lịch này, du khách nên chuẩn bị trang phục, đồ dùng phù hợp với từng điểm đến.

Du lịch sáng tạo là loại hình du lịch mới được khai thác ở Việt Nam trong những năm gần đây. Sản phẩm du lịch này là sự kết hợp giữa du lịch và sáng tạo. Du lịch sáng tạo mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ và khám phá khả năng sáng tạo của bản thân.

Trong quá trình tham quan, du khách có thể tự tạo ra được các sản phẩm dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân.

Hiện nay, trải nghiệm du lịch sáng tạo độc đáo đang được khai thác phổ biến như: vẽ tranh, chụp ảnh, làm gốm,...

Với sản phẩm du lịch sáng tạo, du khách có thể tự tạo ra các sản phẩm sáng tạo của riêng mình. Qua đó, du khách sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa, con người ở nơi mình đến.

và các dòng sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay. Việc tìm hiểu về các thông tin trước mỗi chuyến đi là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, để bạn đưa ra lựa chọn phù hợp cho hành trình sắp tới của mình.

Trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm du lịch của tỉnh Lai Châu được đưa ra thị trường và nhanh chóng trở thành “điểm nhấn” thu hút du khách trong và ngoài nước.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển thương mại và dịch vụ du lịch giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, tỉnh Lai Châu đã phát triển một số sản phẩm du lịch có tính đặc trưng địa phương.

Trong đó có thể kể đến hoạt động chợ phiên, chợ đêm San Thàng; các lễ hội: Đền vua Lê Lợi, Grâuk Taox Cha (Lễ hội Gầu Tào), Tú Tỉ…

Đặc biệt các hoạt động tại phố đi bộ Hoàng Diệu tại thành phố Lai Châu bước đầu đã tạo điểm nhấn, tạo được sân chơi, là điểm gặp gỡ, giao lưu văn hóa của nhân dân và du khách, góp phần xây dựng thành phố Lai Châu từng bước trở thành trung tâm thương mại và dịch vụ du lịch của tỉnh.

Một số sản phẩm truyền thống của Lai Châu cũng được đưa ra thị trường và nhanh chóng trở thành sản phẩm phục vụ khách du lịch. Đó là nhóm sản phẩm trà của Công ty cổ phần trà Tam Đường; nhóm sản phẩm thịt sấy các loại của cơ sở Ninh Sớp, cơ sở Trường Hà, Hợp tác xã Phú Trường; nhóm sản phẩm rượu ngô Sùng Phài; nhóm các sản phẩm bánh truyền thống của đồng bào dân tộc Giáy xã San Thàng; nhóm các sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông.

Ngoài ra, còn một số mặt hàng đã trở thành sản phẩm có thế mạnh như: mắc ca, đông trùng hạ thảo, mật ong, thuốc chữa bệnh gan A Súa đã và đang được du khách yêu thích.

Về phát triển hạ tầng và dịch vụ du lịch, hệ thống khách sạn nhà hàng, các dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ lữ hành, lưu trú và các hệ thống dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí từng bước được mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ.

Một tiết mục nghệ thuật được biểu diễn trên phố đi bộ Hoàng Diệu, thành phố Lai Châu

Tỉnh Lai Châu đang tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư ngoài ngân sách với 3 dự án: Lâm viên thành phố Lai Châu, khu di tích quốc gia Pu Sam Cáp, hồ Thủy Sơn. Việc xây dựng khu du lịch cộng đồng Gia Khâu 1 đã đạt được nhiều kết quả trong việc phát triển nghề nấu rượu ngô truyền thống, thêu dệt thổ cẩm, trồng cây ăn quả, dịch vụ văn nghệ, ẩm thực.

Du khách thích thú check-in tại khu du lịch cộng đồng Gia Khâu.

Đến với Lai Châu du khách không chỉ được khám phá và trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây mà còn được thưởng thức các món ăn đặc sản như thịt gác bếp, lạp xưởng hun khói, xôi tím, canh tiết lá đắng… của người vùng cao.

Năm 2025, Lai Châu định hướng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội với chương trình trọng tâm là phát triển thương mại và dịch vụ du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú, lữ hành tăng cường chương trình kích cầu du lịch vào các dịp lễ, tết.

Quần thể hang động tại khu di tích quốc gia Pu Sam Cáp.

Trải nghiệm cảnh trời mây bao la, hùng vĩ tại khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây

Đồng thời, tăng cường kết nối, liên kết với các doanh nghiệp lữ hành hình thành các tour du lịch nội thành, tour du lịch nội tỉnh từ thành phố Lai Châu đến các điểm du lịch ở Tam Đường, Sìn Hồ, Nậm Nhùn; kết nối các tuor du lịch ngoại tỉnh: Sa Pa – Lai Châu – Điện Biên; Hà Nội – Lào Cai – Lai Châu; Hải Phòng – Lào Cai – Lai Châu…

Được nhận định và đánh giá cao trong các cuộc khảo sát, hội thảo, nghiên cứu về lĩnh vực du lịch tại tỉnh, du lịch đang mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân bản địa miền núi tỉnh Lai Châu. Những người nông dân trước đây chỉ quen tay cày, tay cuốc giờ đã dần có “kinh nghiệm” làm du lịch, tạo nguồn thu ổn định, thay đổi cuộc sống khó khăn trước đây.

Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng văn hóa, phong tục riêng độc đáo và là điểm đến đầy màu sắc như: Bản đồng bào Mông ở Sin Suối Hồ, bản Nà Luồng nơi có những cô gái dân tộc Lào duyên dáng hay bản Sì Thâu Chải nơi săn mây và ngắm bình minh mỗi buổi sớm, hòa mình vào cuộc sống vùng cao với đồng bào Dao.

Những năm gần, du lịch Lai Châu đang trở thành điểm đến tuyệt vời với du khách trong nước và quốc tế. Lượng khách du lịch đến với Lai Châu ngày càng tăng.

Ngoài ra, Lai Châu có những đỉnh núi cao nhất Việt Nam được khách phượt đặc biệt yêu thích như Putaleng, Phu Si Lung, Bạch Mộc Lương Tử, Tả Liên Sơn, Chung Nhía Vũ, Pú Đao hay Pờ Ma Lung… và 27 di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh, di tích được xếp hạng. Lai Châu còn có một lợi thế khác là nằm giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là Sa Pa (Lào Cai) và Điện Biên Phủ, đang triển khai dự án đường nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội – Lào Cai… Đây là những lợi thế để ngành du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng của tỉnh Lai Châu phát triển, thu hút du khách.

Giai đoạn 2016-2020, lượng khách du lịch đến Lai Châu đạt 1,5 triệu lượt. Tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt hơn 2.370 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 14%/năm.

Năm 2022, Lai Châu đã đón khoảng 762.000 lượt khách với tổng doanh thu trên 555 tỷ đồng, tăng 131,6% so với năm 2021, đạt 126,84% so với kế hoạch năm 2022. Tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch trong 2 năm trở lại đây là 794,095 tỷ đồng.

Và chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, đã có khoảng 259.716 lượt khách du lịch đến Lai Châu, tăng 96,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Để tạo thương hiệu riêng, thu hút khách du lịch, tỉnh chú trọng tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, có bản sắc riêng. Một trong số đó là mô hình du lịch mạo hiểm, khám phá.

Sở hữu nhiều tiềm năng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc, những năm gần đây, du lịch Lai Châu đang chuyển mình đáng kể, dần khẳng định được vị thế như: Du lịch sinh thái, cộng đồng; du lịch thể thao mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên.

Với núi cao, rừng rậm, hang sâu, địa hình đa dạng và hiểm trở, những năm gần đây Lai Châu trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách ưa thích thể thao mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên.

Với những người ưa thích hoạt động du lịch mạo hiểm thì có thể trekking các đỉnh núi ở Lai Châu đang được du khách trong và ngoài nước tìm đến. Những đỉnh núi cao ở Lai Châu như Pu Si Lung, Tả Liên Sơn, Pu Ta Leng, Bạch Mộc Lương Tử, Hoàng Liên San... thuộc top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam đều có độ cao từ 2.996 mét đến 3.083 mét so với mực nước biển.

Đây là tiềm năng, lợi thế riêng có của Lai Châu và là định hướng phát triển du lịch của địa phương.

Trong những năm gần đây, du lịch Tây Bắc đang là một lựa chọn hấp dẫn đối với khách du lịch. Với những lợi thế nổi bật của cả vùng về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và văn hóa cộng đồng, cả vùng Tây Bắc trở thành một sản phẩm du lịch lớn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Để có thể cạnh tranh và phát triển những ưu thế về tài nguyên du lịch, tỉnh Lai Châu cần tập trung phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra thương hiệu du lịch riêng, tránh trùng lập với những sản phẩm du lịch của các tỉnh trong khu vực.

Là tỉnh có địa hình chia cắt và đa dạng, thiên nhiên Lai Châu rất hùng vĩ và còn hoang sơ, văn hóa cộng đồng đa dạng, đầy sắc màu truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đó chính là những yếu tố tạo nên tính đặc thù cao để tạo ra các sản phẩm du lịch riêng biệt cho Lai Châu. Trên cơ sở xác định được những sản phẩm đặc thù sẽ định hướng được thị trường khách du lịch phù hợp cho Lai Châu.

Phát triển nhóm sản phẩm du lịch chinh phục thiên nhiên

Do địa hình hiểm trở và đa dạng bậc nhất Việt Nam, Lai Châu là tỉnh có nhiều đỉnh núi cao hùng vĩ và đang trở thành những điểm đến “phải chinh phục” của thế hệ khách du lịch trẻ tuổi (như Fanxipang (giáp ranh biên giới giữa tỉnh Lai Châu và Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng (3096m), đỉnh Phu Si Lung (3076m), Bạch Mộc Lương Tử (3045m), đỉnh Tả Liên Sơn (2993m), đỉnh Khang Su Văn (3012m)…). Những đỉnh núi này tuy địa hình hiểm trở xong phong cảnh đẹp như tranh và trinh phục được là “cả một lòng kiêu hãnh”. Sản phẩm du lịch chinh phục thiên nhiên hướng tới đối tượng khách du lịch trẻ tuổi, có sức khỏe, có quyết tâm cao yêu thiên nhiên và thích thử thách, khám phá bản thân.

Xen kẽ những đỉnh núi cao, thiên nhiên ban tặng cho Lai Châu những cảnh quan ngoạn mục đó là những thác nước hùng vĩ quanh năm tung bọt trắng xóa, những cánh đồng uốn lượn dưới thung lũng, những thảo nguyên xanh mát… (Sì Thẩu Chải, Xà Dề Phìn, Sìn Hồ, Dào San…). Đây là những địa điểm có thể tổ chức các hoạt động dù lượn, đi bộ vượt thác, chụp ảnh, dã ngoại phục vụ cho nhóm khách ưu vận động, khám phá thiên nhiên hùng vĩ, thưởng ngoạn khí hậu trong lành.

Nhóm sản phẩm tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống cộng đồng

Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, bên cạnh những nền văn hóa lớn như văn hóa Thái, văn hóa Mông, Lai Châu còn có hai dân tộc đặc thù (Mảng và La Hủ) và có năm dân tộc có số dân dưới 10.000 người (Si La, Mảng, Cống, La Hủ, Lự). Cuộc sống sinh hoạt, tập tục văn hóa, truyền thống canh tác, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc, trang phục…của các dân tộc được giữ gìn gần như còn nguyên vẹn tạo ra bức tranh văn hóa sống động, đầy màu sắc và vô cùng thú vị thu hút khách du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú trên, tỉnh Lai Châu có thể khai thác những nét độc đáo, riêng biệt để trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa riêng có của địa phương.

Tham quan làng bản, tìm hiểu văn hóa các dân tộc: Sản phẩm được tổ chức cho khách tham quan, tìm hiểu hoặc trải nghiệm cùng cuộc sống của cộng đồng, ngủ tại nhà dân, lên nương, làm bếp, dệt vải cùng dân. Hiện tại, du lịch Lai Châu cần tập trung đầu tư khai thác tốt các điểm bản du lịch cộng đồng hiện có của các dân tộc đặc trưng của tỉnh như: Sin Suối Hồ, bản Hon, Sì Thầu Chải…

Tham gia chợ phiên, các lễ hội của đồng bào: Chợ phiên San Thàng, Dào San, Sìn Hồ, chợ Sừng (Sì Lở Lầu), các Lễ hội độc đáo (Bun Vốc Nặm, Kin lẩu khẩu mẩu, Gầu Tào, Tết Ngô, Cốm mới…)

Những trò chơi dân gian truyền thống lâu đời cần được bảo tồn, khôi phục và giữ gìn

Thưởng thức ẩm thực dân tộc: Du khách có thể kết hợp với việc tham quan, tìm hiểu hoặc trải nghiệm cuộc sống trong bản với thưởng thức các món ẩm thực các dân tộc Thái, Lự, Mông, Dao… tại các điểm bản du lịch cộng đồng.

Nhóm sản phẩm du lịch đường sông và lòng hồ thủy điện:

Lai Châu có nguồn tài nguyên nước phong phú với hệ thống 3 sông lớn chảy qua Sông Đà, Sông Nậm Na và Sông Nậm Mu. Hiện nay, các tuyến sông  này đều có những công trình thủy điện lớn đi vào hoạt động (Thủy điện Lai Châu, thủy điện Bản Chát) từ đó tạo ra những hồ nước rộng mênh mông và là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sông nước.

Trên các lòng hồ thủy điện Lai Châu, thủy điện Bản Chát, có thể tổ chức cho khách du lịch thăm những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của sông núi, những hòn đảo lớn nhỏ, những làng chài yên bình. Không chỉ thế, khách du lịch còn được kết hợp tìm hiểu những bản làng các dân tộc thiểu số sống ven sông với nền văn hóa sông nước vô cùng thú vị.

Đề xuất một số giải pháp để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của Lai Châu

Để đẩy mạnh khai thác phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của Lai Châu trong hệ thống sản phẩm du lịch Tây Bắc, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới như sau:

Một là: Tập trung quảng bá mạnh tiềm năng du lịch mạo hiểm gắn với thông tin, hình ảnh các đỉnh núi cao nhất Việt Nam của tỉnh Lai Châu. Chủ động tổ chức và đăng cai các sự kiện, các giải leo núi, chinh phục đỉnh cao, tổ chức các sự kiện dù bay… tại Lai Châu. Thu hút các nhà đầu tư vào các sản phẩm du lịch sinh thái, mạo hiểm, thể thao mạo hiểm tại Lai Châu.

Hai là: Đầu tư bài bản cho các điểm bản du lịch cộng đồng hiện đang khai thác về cả cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời chú trọng việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm, các hình thức trải nghiệm mới để phục vụ khách du lịch.

Ba là: Xác định vùng lòng hồ thủy điện là một tài nguyên du lịch hấp dẫn từ đó đẩy nhanh tiến độ quy hoạch du lịch vùng lòng hồ.

Bốn là: Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch phù hợp với các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, tập trung vào thị trường khách du lịch sinh thái, tránh phát triển các dòng khách đại trà.

Năm là: Chú trọng công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu. Tăng cường kết nối giữa các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh để hình thành sản phẩm du lịch tổng hợp, đa dạng thu hút khách du lịch.

Với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và hấp dẫn, nếu được lựa chon và đầu tư khai thác hợp lý, du lịch Lai Châu hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn trở thành điểm nhấn và có thể cạnh tranh được với du lịch của các tỉnh trong khu vực mà không sợ trùng lặp, nhàm chán./.