Logo Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền

Logo Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền

Báo mạng điện tử chất lượng cao

Báo mạng điện tử chất lượng cao

Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2024

Trên đây là điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024. Trong các chuyên ngành thuộc ngành báo chí, chỉ duy nhất 1 ngành lấy dưới 35 điểm là Báo in, tổ hợp khối D72 (văn, khoa học tự nhiên, tiếng Anh), lấy 34,98. Các ngành còn lại đều từ 35 điểm trở lên, tức từ 8,75 điểm/môn.

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình

Một đặc điểm mà mọi người thường đánh giá cao về sinh viên chuyên ngành Báo truyền hình nói riêng và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung là rất năng động, sáng tạo và ham học hỏi. Nhờ vậy, ngay khi còn là sinh viên nhiều bạn đã có cơ hội làm việc trong các báo, đài truyền hình, đài phát thanh

Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên ra trường chuyên ngành Báo truyền hình (Nguồn: Internet)

Khi ra trường sinh viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành có cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, đây là ngành đòi hỏi rất khắt khe về mọi mặt từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng cá nhân đến ngoại hình. Nên dù đây là ngành cực hấp dẫn đối với giới trẻ thì các bạn cũng cần phải nỗ lực rất nhiều để đạt được vị trí công việc như mong muốn. Vì vậy, người trong ngành thường đùa vui “nghề này nhiều niềm vui mà cũng lắm thử thách”.

Các vị trí cụ thể các bạn sẽ làm khi ra trường gồm:

Mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường chuyên ngành Báo truyền hình cũng khá hấp dẫn đó nhé, khoảng 8 – 10 triệu đồng. Với các bạn có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn mức lương có thể từ 14 – 30 triệu đồng. Thực sự đây là nghề có mức lương đáng mong ước của các bạn trẻ ngày nay đúng không nào?

Trên đây là review thực tế về chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với những chia sẻ trong bài viết, mình hy vọng rằng đã giúp các bạn học sinh giải đáp được những thắc mắc về chuyên ngành này, để tự tin chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi đầu vào cũng như công việc sau này. Chúc các bạn thành công!

Sáng 23.8, Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm trúng tuyển các ngành, chuyên ngành tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 theo các phương thức xét tuyển.

Ngành lấy điểm chuẩn cao nhất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nay theo thang điểm 30 là Truyền thông đa phương tiện với 28,68 điểm ở mã tổ hợp C15; tiếp đó là ngành Lịch sử với 28,56 điểm ở tổ hợp C00 và C19.

Mức điểm trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo từng ngành, chuyên ngành cụ thể như sau:

Học viện  Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn, thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuyến trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT từ ngày 24.8 đến trước 17h ngày 8.9. Thí sinh chỉ nhận được Giấy báo nhập học sau khi đã hoàn thành thủ tục xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ.

Thí sinh làm thủ tục nhập học trực tiếp tại Học viện vào ngày 9.9. Sinh viên khoá mới bắt đầu thực hiện kế hoạch học tập năm học 2023-2024 từ ngày 11.9.

Học viện có thể xét tuyển đợt bổ sung theo phương thức xét tuyển căn cứ theo kết quả thi tốt nghiệp THPT nếu số thí sinh nhập học chưa đủ chỉ tiêu.

Chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp lấy điểm chuẩn cao nhất trường - 38,02.40 điểm, trung bình thí sinh phải đạt 9,51 mỗi môn mới trúng tuyển.

Sáng 23/8, Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn của 39 chuyên ngành đào tạo.

Ở thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất - 28,68 điểm tại tổ hợp C15 (Ngữ Văn, Toán học và Khoa học xã hội). Ngành Lịch sử cao thứ hai với 28,56 điểm, tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) và C19 (Văn, Sử, Giáo dục công dân). Những ngành và tổ hợp còn lại phổ biến mức 24-25 điểm.

Với thang điểm 40 (môn Văn nhân hệ số 2), ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp cao nhất với 38,02 điểm tại tổ hợp D78 (Văn, Khoa học xã hội và Tiếng Anh) và R26 (Văn, khoa học xã hội, điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh). Cũng tại hai tổ hợp này, chuyên ngành Báo Truyền hình lấy 37,23 điểm, cao thứ hai.

Ngành thấp thất ở nhóm này là Báo mạng điện tử chất lượng cao - 33,92 điểm.

Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2023 như sau:

Thí sinh trúng tuyển sẽ nhập học trực tiếp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 9/9.

Khuôn viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: AJC

Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nay tuyển 1.950 sinh viên theo ba phương thức, gồm xét học bạ, xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và học bạ, căn cứ điểm thi tốt nghiệp THPT.

Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí. Với các ngành còn lại, học phí năm tới của hệ đại trà dự kiến 506.000 đồng một tín chỉ, hệ chất lượng cao 1,47 triệu đồng một tín chỉ.

Năm ngoái, ở các ngành lấy điểm chuẩn theo thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy điểm cao nhất - 29,25. Với các ngành xét theo thang điểm 40, ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp đứng đầu với 37,6 điểm.

Cập nhật nhanh và chính xác nhất điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2024 cho các em học sinh tham khảo tại vuihoc.vn

Giới thiệu về chuyên ngành Báo truyền hình

Chuyên ngành Báo truyền hình, ngành Báo chí thuộc khoa Phát thanh – Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tại đây bạn sinh viên sẽ được học tập và trau dồi rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho công việc sau này. Khi ra trường sẽ có đủ năng lực để công tác tại các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương, hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên môn hay làm việc cho các công ty truyền thông.

Chuyên ngành này có tổng chỉ tiêu mỗi khóa là 90 sinh viên bao gồm cả hệ đào tạo đại trà là 50 và hệ đào tạo chất lượng cao là 40. Trong khi sức hút và sự khan hiếm về nhân lực của ngành này rất lớn nên tỷ lệ chọi khoảng 1:10 thậm chí mức cao nhất là 1:20. Như vậy, các bạn có thể hiểu vì sao điểm chuẩn đầu vào của chuyên ngành Báo truyền hình thường cao, đặc biệt trong 5 năm gần đây.

Thêm một đặc thù nữa của tất cả các chuyên ngành trong ngành Báo chí đó là đều có hình thức xét tuyển dựa vào thành tích học tập và kết quả dự thi môn năng khiếu của Học viện. Việc vượt qua môn năng khiếu báo chí rất quan trọng, bởi nó quyết định bạn có đỗ vào chuyên ngành mình mong muốn hay không.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ có thời gian là 4 năm, với tổng số tín chỉ toàn khóa là 128 tín chỉ. Số tín chỉ mỗi khóa có thể chênh lệch bởi sự cập nhật thêm các môn mới và chương trình đào tạo. Ngoài ra, bạn sẽ học thêm 12 tín chỉ của học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

Như mình có nhắc ở trên thì chuyên ngành này chia thành 2 hệ đào tạo là đại trà và chất lượng cao. Hệ đại trà thì sẽ có học phí khoảng 276.000 đồng/tín chỉ và hệ chất lượng cao sẽ là 771.200 đồng/tín chỉ. Hệ chất lượng cao các bạn sẽ học khoảng 30% môn học bằng tiếng Anh nên các bạn có tiếng Anh tốt sẽ có lợi thế khi học và làm việc.

Bên cạnh đó, năm 3 các bạn sẽ có khoảng 30 – 45 ngày đi kiến tập thực tế tại các đài truyền hình Trung ương hoặc địa phương, các công ty truyền thông. Học viện sẽ hỗ trợ các bạn hoặc các bạn có thể tự tìm kiếm cơ hội cho bản thân mình. Đến năm 4 thì các bạn sẽ có 3 tháng để thực tập làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là những cơ hội để bạn trau dồi những kiến thức thực tế, mở rộng mối quan hệ, cũng như giúp bản thân có được chiếc CV “đẹp” sau khi ra trường.

Bật mí cho các bạn là chương trình hỗ trợ học phí của AJC cũng rất nhiều. Đặc biệt, các bạn có thành tích học tập tốt sẽ nhận được học bổng mỗi kỳ gần ngang bằng với mức học phí đó nhé.

Chương trình đào tạo cụ thể như sau: