Hoa Anh Đào (Sakura - katakana: サクラ, hiragana: さくら, kanji: 桜 (cựu tự thể: 櫻 Hán Việt: Anh) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào (chi Mận mơ, họ Hoa hồng). Cây Hoa Anh Đào là một loài cây biểu tượng của Nhật Bản được nhiều người mến mộ trên thế giới, tuy không có công văn nào công nhận Hoa Anh Đào là Quốc hoa của Nhật Bản, nhưng hễ nhắc tới Hoa Anh Đào thì những "tín đồ" của du lịch đều nghĩ ngay tới Nhật Bản. Hoa Anh Đào là loài cây không có quả mà thay vào đó nở rộ với hoa màu trắng hoặc màu trắng tuyệt đẹp.
Hoa Anh Đào (Sakura - katakana: サクラ, hiragana: さくら, kanji: 桜 (cựu tự thể: 櫻 Hán Việt: Anh) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào (chi Mận mơ, họ Hoa hồng). Cây Hoa Anh Đào là một loài cây biểu tượng của Nhật Bản được nhiều người mến mộ trên thế giới, tuy không có công văn nào công nhận Hoa Anh Đào là Quốc hoa của Nhật Bản, nhưng hễ nhắc tới Hoa Anh Đào thì những "tín đồ" của du lịch đều nghĩ ngay tới Nhật Bản. Hoa Anh Đào là loài cây không có quả mà thay vào đó nở rộ với hoa màu trắng hoặc màu trắng tuyệt đẹp.
Người Ba Tư cổ đại rất tinh tế và đam mê nước hoa, xem đây không chỉ là hương liệu mà còn là biểu tượng quyền lực và địa vị. Họ sáng tạo ra nước hoa không chứa dầu đầu tiên và ứng dụng cồn làm nền nhờ kỹ thuật chưng cất, tạo ra hương thơm tinh khiết và bền lâu – một bước đột phá quan trọng.
Trong xã hội Ba Tư, nước hoa là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, đặc biệt là vua chúa, trong khi dân thường và người hầu không được phép sử dụng. Hình ảnh các vị vua như Darius và Xerxes cầm chai nước hoa đã trở thành biểu tượng quyền lực và sự xa hoa trong văn hóa Ba Tư.
Nhà khoa học Avicenna đã phát minh ra phương pháp dùng cồn thay vì tinh dầu, tạo nền tảng cho nước hoa hiện đại. Qua nhiều thế kỷ, nước hoa Ba Tư thống trị thị trường toàn cầu, truyền cảm hứng cho sự phát triển ngành nước hoa của nhiều nền văn hóa khác.
Tinh hoa nước hoa Ba Tư – Biểu tượng quyền lực quý tộc
Nước hoa không chỉ đơn thuần là hương thơm, mà còn là hành trình văn hóa kéo dài qua nhiều thế kỷ. Từ các nghi lễ tôn giáo cổ xưa đến phong cách sống hiện đại, mỗi nền văn hóa đều đóng góp những dấu ấn đặc biệt cho sự phát triển của nước hoa.
Các nền văn hóa có các lịch sử nước hoa khác nhau
Ai Cập cổ đại không chỉ là cái nôi của nền văn minh nhân loại mà còn là “cái nôi” của nghệ thuật pha chế nước hoa. Nguồn gốc nước hoa gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo sâu sắc của người dân nơi đây. Họ tin rằng hương thơm là hơi thở của các vị thần, là cầu nối giữa thế giới con người và thần linh. Người Ai Cập quan niệm nước hoa chính là mồ hôi của thần mặt trời Ra, tượng trưng cho sự sống và sức mạnh. Trong các nghi lễ tế thần, người Ai Cập thường sử dụng gỗ, thảo mộc và rễ cây thơm để tạo ra các hương liệu nhằm bảo vệ và nhận sự chở che từ thần thánh. Một vị thần nước hoa, Nefertum, cũng được tôn kính, với hình tượng trên đầu đội hoa súng, một nguyên liệu nước hoa phổ biến thời đó.
Hương thơm trong nghi lễ tôn thờ thần Ra
Người Ai Cập còn là những người tiên phong trong việc sử dụng nước hoa không chỉ trong nghi lễ mà còn trong đời sống thường ngày. Các loại nhựa cây thơm được dùng để làm lễ thờ cúng, trang trí các lăng mộ của pharaoh và các quan chức cấp cao nhằm tạo ra không gian thiêng liêng, giúp người đã khuất “đi lên thiên đàng” trong hương thơm. Truyền thuyết về nữ hoàng Cleopatra kể rằng bà cho bôi dầu thơm lên cánh buồm, gửi gắm mùi hương trước khi đến gặp người tình Mark Antony, biểu lộ sức mạnh quyến rũ của nước hoa.
Chai thủy tinh đựng nước hoa đầu tiên của Ai Cập
Khoảng năm 1.000 trước Công nguyên, người Ai Cập đã chế tác ra những chai thủy tinh đầu tiên và dùng chúng để đựng nước hoa, đánh dấu một bước tiến lớn trong nghệ thuật bảo quản hương liệu, và mở đầu cho lịch sử phong phú của ngành nước hoa.
Trong thế kỷ 16 và 17, thời kỳ Phục Hưng tại châu Âu đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nước hoa. Không chỉ là sản phẩm làm đẹp, nước hoa trở thành biểu tượng của quyền lực và địa vị xã hội, được giới quý tộc và hoàng gia săn đón. Những loại nước hoa xa xỉ thời kỳ này được điều chế từ nguyên liệu quý hiếm như hổ phách, xạ hương, và các loại hoa hiếm gặp, tạo ra mùi hương độc đáo và sang trọng.
Nước hoa bước vào đời sống quý tộc châu Âu, trở thành biểu tượng của quyền lực
Các thành phố như Florence và Venice ở Ý, và đặc biệt là Grasse ở Pháp, đã trở thành những trung tâm sản xuất nước hoa nổi tiếng. Các nhà điều chế tại đây không ngừng hoàn thiện công thức chế tác, tạo ra những hương thơm quyến rũ. Sự phổ biến của nước hoa ở châu Âu trong giai đoạn này đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp nước hoa hiện đại và thúc đẩy sự phát triển của các kỹ thuật chiết xuất và pha trộn tinh dầu.
Thế kỷ 18 và 19 là thời kỳ hoàng kim của Grasse, một thành phố nhỏ tại Pháp, nhưng được mệnh danh là “thủ phủ nước hoa” của thế giới. Khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, và nhiều loại hoa phong phú như hoa nhài, oải hương, và hoa hồng đã khiến Grasse trở thành nơi lý tưởng để sản xuất nguyên liệu làm nước hoa. Sự phát triển của công nghệ chưng cất tinh dầu tại Grasse đã giúp các nhà sản xuất tạo ra những mùi hương tinh tế và phức hợp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tầng lớp thượng lưu.
Thời kỳ hoàng kim của Grasse – Nơi khởi nguồn của những loại nước hoa tinh tế
Không chỉ phục vụ cho giới quý tộc và hoàng gia châu Âu, nước hoa Grasse còn trở thành mặt hàng xuất khẩu đắt giá, giúp thành phố này khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp nước hoa toàn cầu. Các nhà điều chế tại Grasse đã góp phần tạo nên những dòng nước hoa đặc trưng của Pháp, mở ra kỷ nguyên của nước hoa cao cấp và xa xỉ.
Thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành nước hoa, không còn giới hạn trong tầng lớp thượng lưu mà trở nên phổ biến với mọi người. Sự ra đời của các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, Dior, và Guerlain đã định hình lại ngành công nghiệp này, biến nước hoa thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nhờ vào những tiến bộ khoa học, nước hoa được sản xuất đại trà với giá thành phải chăng hơn, đồng thời mở rộng khả năng sáng tạo mùi hương thông qua các hương liệu nhân tạo.
Ngành nước hoa phát triển mạnh mẽ với xu hướng cá nhân hóa, trở thành dấu ấn phong cách của từng cá nhân
Một điểm nổi bật khác của thế kỷ 20 là xu hướng cá nhân hóa nước hoa, khi người dùng mong muốn tìm kiếm mùi hương phù hợp với cá tính và phong cách riêng. Và KODO chính là nơi bạn khám phá và tạo ra những dấu ấn riêng biệt ấy. Với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, chúng tôi mang đến cho bạn những trải nghiệm hương thơm độc đáo, được tạo nên từ những nguyên liệu tự nhiên quý giá và công thức pha chế tinh xảo.
Nguồn gốc nước hoa bắt đầu từ các nền văn hóa cổ đại và phát triển rực rỡ qua từng thời kỳ, trở thành biểu tượng của phong cách sống hiện đại. KODO mong muốn mang đến cho bạn những dòng nước hoa chất lượng, giúp bạn khám phá và lưu giữ dấu ấn riêng của mình trong thế giới mùi hương đầy cảm xúc.
Theo tiếng Anh “Perfume” (nước hoa) được lấy từ tiếng Latin “perfumus”: trong đó “per” nghĩa là “thông qua” và “fumus” nghĩa là “khói”. Người Pháp sau đó gọi là “parfum” để miêu tả những mùi hương dễ chịu trong không khí khi đốt hương.
Thuở ban đầu, nước hoa đơn thuần chỉ là chất đốt thơm hay thuốc mỡ có mùi thơm và sau đó là các loại tinh dầu có khả năng giữ hương trong thời gian dài. Được dùng lên cơ thể, đặt trong những túi vải đặt trong quần áo hay sử dụng trực tiếp lên tóc.
Đến tận thế kỷ thứ 5, tại Babylon – thị trường buôn bán thảo dược chính của thế giới – nước hoa vẫn phổ biến dưới hình thức chất đốt.
200 năm sau, khi Athens thế chỗ của Babylon, nước hoa mới có thêm hình thức mới đó là một hỗn hợp sền sệt của các loại cỏ thơm như kinh giới ô, lily, húng tây, xô thơm, cây hồi, hoa hồng, iris trộn với dầu olive, dầu quả hạnh, dầu hạt lanh. Hỗn hợp này được bán trong các lọ gốm nhỏ trang trí rất tinh vi. Đây cũng chính là tiền thân của thiên hình vạn dáng cho những lọ nước hoa sau này.
Lịch sử của nước hoa đến giờ vẫn còn bị bao phủ bởi lớp màn huyền bí. Chẳng ai có thể biết rõ nguồn gốc chích xác của nó. Nhưng có một điều chắc chắn: tuổi của nó không thua kém nhiều tuổi của những truyền thuyết xưa nhất của loài người.
Một bản viết tay trên giấy cói ghi lại cách sử dụng các loại cỏ thơm và chất đốt thơm mà Pharaoh Khufu – người xây dựng kim tự tháp lớn nhất Ai Cập (vào năm 2700 trước công nguyên – để lại cho đời sau; Chiếc lọ nhỏ có chứa hương trầm tìm thấy trong ngôi mộ cổ có hơn 3000 năm tuổi của vua Ai Cập Tutankhamun; Những bức tranh tường của các lâu đài cổ vẽ các vũ nữ và nhạc công vừa nhảy múa vừa đội một dạng dầu thơm trên đầu để nó chảy dần dần xuống tóc và thân thể.
Thời cổ đại, nước hoa được sử dụng phổ biến trong các buổi lễ tôn giáo và trong ngày thường. Nguồn gốc của việc làm này khởi nguồn từ tín ngưỡng tôn thờ các vị thần của người Ai Cập. Họ sử dụng các loại gỗ thơm, thảo mộc có mùi hương hoặc rẽ cây cỏ để làm hương liệu cho các nghi lễ tế thần. (Trong đó phải kể đến loại hương vô cùng nổi tiếng có tên Kyphi được chiết xuất từ nhựa thơm, cây bách xù trứng cá, hồ trăn và một số nguyên liệu khác…) Đó là những bằng chứng rõ nhất về việc nước hoa đã từng có mặt trong đời sống từ hàng nghìn năm trước.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những bức họa mô tả sự gắn kết của các chất liệu thơm trong cuộc sống hàng ngày của con người Ai Cập cổ đại. Ngoài ra, họ còn tìm thấy được bình đựng hương liệu thơm có niên đại 4000 năm trước Công Nguyên được chế tác khá tỉ mỉ và nghệ thuật. Chính vì vậy, lịch sử của nước hoa được gắn chặt với lịch sử của nhân loại.
Sau chất đốt thơm, hình thức đầu tiên của nước hoa là hương trầm. Hương trầm rỉ ra từ những loại cây, lần đầu tiên được phát hiện bởi người Mesopotamians khoảng 4000 năm trước công nguyên. Trong thiên nhiên có rất nhiều thực vật có tinh dầu phát hương ra không gian, nhưng chỉ có trầm là thứ mà nguồn phát ra hương không bao giờ cạn, từ lúc trong rừng núi cho đến khi đem ra chế tác và lưu giữ. Ngày nay trầm còn được dùng làm chất định hương cho mỹ phẩm, nước hoa. Hương trầm bao hàm đủ 5 vị ngọt mặn chua cay đắng, phát ra hơn 170 mùi thơm có thể phân biệt được. Vì thế, hương trầm sớm được khẳng định là “vua của các mùi hương” và là “danh hương” trong các nghi lễ tôn giáo.
Hương trầm xuất hiện ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước công nguyên và tới thời Nữ hoàng Hatshepsut thì nó trở nên rất phổ biến. Nàng dẫn đầu cuộc thám hiểm trong cuộc tìm kiếm hương trầm và các hàng hóa có giá trị khác, đã được ghi lại trên các bức tường của một ngôi đền. Trong ngôi đền là một vườn thực vật chứa đầy cây hương trầm thu hồi từ những cuộc thám hiểm ấy.
Cho đến đầu thời kì hoàng kim của Ai Cập, nước hoa đã được sử dụng dành riêng ở các nghi lễ cho các vị thần hoặc các vị vua. Nước hoa được trân trọng và thường xuyên được nhắc tới trong thời kì Kinh Thánh. Vì thế, đốt trầm hương là đặc quyền của các linh mục trong nền văn mình thuở sơ khai. Phong tục này vẫn còn sử dụng ngày nay trong Công Giáo và các nhà thờ Tân Giáo. Nhưng sau đó các linh mục dần từ bỏ đặc quyền của họ; hương, chất thơm, dầu thơm dần trở thành phổ biến cho tất cả người Ai Cập, thậm chí người dân còn được lệnh phải dùng nước hoa ít nhất một lần một tuần.
Người Ai Cập khó tính trong thói quen cá nhân của họ và rất kỹ lưỡng trong việc xây dựng phòng tắm. Họ ngâm mình trong các loại dầu thơm bởi nó đem lại niềm vui và giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác động khô da dưới sức nóng của mặt trời. Ai Cập đã tạo ra nhiều loại kem và sáp có mùi thơm. Họ định dạng chúng trong những khối hình nón và làm tan chảy chúng để bảo vệ tóc và cơ thể.
Những chữ viết tượng hình trên ngôi mộ cổ Ai Cập nói lên rằng nước hoa từ xa xưa đã đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Người Ai Cập mang nước hoa theo họ từ khi sinh ra cho đến sau khi chết. Nhiều người Ai Cập đặt nước hoa trong ngôi mộ của họ để giữ cho da mịn mượt khi đến với thế giới bên kia. Họ tin rằng nước hoa chính là linh hồn và tinh thần của họ sau chết mà người thân có thể nhìn thấy.
Đỉnh nạm vàng, bình gốm tinh tế, và các loại đá ma não đầy chất thơm được đặt trong các ngôi mộ. Vì vậy, 3300 năm sau cái chết của Tutankhamun, một dấu vết của nước hoa trong chậu kín được phát hiện khi ngôi mộ được mở ra. Bột nhựa thơm, quế và những loại hương hoa khác được sử dụng trong quá trình ướp xác và hoàn thành trong 40 đến 70 ngày.
Ngày nay, Ai Cập nhập khẩu các loại gia vị và chất thơm từ Ấn Độ, chẳng hạn như gừng, hạt tiêu và gỗ đàn hương. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho phép Ai Cập giữ một vị trí nổi bật trong sản xuất nước hoa tinh dầu, chịu trách nhiệm một phần đáng kể trong việc sản xuất hoa nhài của thế giới.
Người cai trị nổi tiếng nhất và biểu tượng cho sắc đẹp của Ai Cập là Nữ Hoàng Cleopatra. Nàng rất thành thạo và nhận thức rất rõ về sức mạnh của các mùi hương xa hoa trong nước hoa mà nàng dùng. Sau vụ ám sát Julius Caesar, nàng đã rời Rome để trở thành nữ hoàng Ai Cập. Ở đó nàng được chính trị gia La Mã Mark Antony, chào đón trên một con tàu với cánh buồm thơm. Sự chuyển đến của Cleopatra đã gây chú ý bởi những hương thơm đầy lôi cuốn khi cô bước vào. Antony rất yêu và say mê nàng, vì thế khi nghe báo cáo sai sự thật rằng nàng đã chết, ông đã tự sát. Tương tự như vậy, khi nghe về cái chết của Anthony, Cleopatra tự tử bằng cách kích động một con rắn độc cắn mình.
Một vẻ đẹp Ai Cập từ một triều đại trước đó là Nefertiti được bao quanh bởi hộp đựng với nhựa thơm, flacons (chai) chứa đầy tinh dầu ngọt, và các lọ dầu khô với cách trang trí rất đẹp.
Việc tiêu thụ chất thơm hầu như đạt tới thời kì đỉnh điểm trong thời gian xa hoa này. Các cửa hàng nước hoa là nơi gặp mặt phổ biến cho hầu hết tất cả mọi người và việc tắm hàng ngày là một hoạt động quan trọng của công dân Hy Lạp. Các loại dầu bôi khác nhau được sử dụng đồng thời với những mùi hương nhất định dành cho từng bộ phận cơ thể.
Người Hy Lạp được cho là nơi nghệ thuật làm ra nước hoa lỏng đầu tiên, mặc dù nó khá khác so với nước hoa ngày nay mà chúng ta biết. Nước hoa của họ là bột thơm trộn với dầu nặng, không có rượu. Chất lỏng được lưu trữ trong chai dài làm bằng thạch cao tuyết hoa và vàng, gọi là alabastrums (bình)
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã học được rất nhiều về nước hoa từ người Ai Cập. Thương mại giữa Crete và Ai Cập ngày càng thịnh vượng và ảnh hưởng lẫn nhau. Giống như Ai Cập, hoa lily được đánh giá cao ở Crete. Hoa hồng cũng rất phổ biến. Nền văn hóa Hy Lạp mất một thời gian sau Crete để phát triển. Sử dụng một loạt các hương hoa được làm từ dầu thực vật như dầu ô liu và dầu hạnh nhân, họ bổ sung thêm các loại tinh dầu làm từ hoa lily, hoa hồng, gốc cây irit thơm và cây anit thuộc họ hoa tán.
Bất chấp lệnh cấm trước đó trong thế kỷ thứ 6 cấm sử dụng nước hoa, đàn ông và phụ nữ vẫn sử dụng một cách hoang phí, trước và sau khi tắm, trong ngày và trên tất cả các phần của cơ thể. Các phòng tắm công cộng La Mã đã thu hút sự chú ý của mọi người, trong đó các phòng tắm của hoàng đế Caracalla là nổi tiếng nhất. Có một phòng được gọi là “unctuarium” có kệ với chậu dầu bôi và các tinh chất dầu thơm trong các chai kích cỡ khác nhau. Người La Mã đam mê việc áp dụng nước hoa ba lần một ngày. Các chú chó và ngựa cũng được bôi thơm.
Vào ngày lễ, chim được thả từ lồng để phân tán nước hoa từ cánh của chúng; rèm, nến, bảng biểu, và đệm đều thơm. Các công chức xịt lên người những mùi hương của xạ hương, kinh giới, dầu thơm cam tùng và các chất thơm khác.
Với việc xâm lược Đại đế Ai Cập Alexander trong thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, việc sử dụng nước hoa và hương càng trở nên phổ biến ở Hy Lạp. Người Hy Lạp đã thảo luận các cách vận chuyển mùi hương, các loại tinh dầu và nguồn gốc thực vật, và thậm chí các ảnh hưởng của mùi hương về tâm trạng và quá trình tư duy của con người. Họ cũng nghiên cứu làm thế nào để nhận thức mùi hương và sự kết nối giữa nhận thức mùi hương và vị giác.
Ngoài ra, còn một loại hương thơm nổi tiếng qua các thời đại được ưa chuộng khác đó là Cây tuyết tùng trên dãy núi Lebanon . Tuyết tùng được vua Solomon sử dụng trong việc xây dựng các đền thờ; Dầu của cây tuyết tùng được sử đụng để làm áo và bản thảo để tránh các loại sâu mọt trong thời đại của Hoàng đế La Mã Augustus. Ngày nay, Tuyết tùng được phun trong tủ quần áo để tránh các con nhậy cắn quần áo.
Việc sử dụng những chất thơm lan truyền trên diện rộng và du nhập sang các vùng lân cận. Sau khi người Ai Cập thống trị vùng thương mại ở địa Trung Hải, những thương gia người Phoenicia đã vận chuyển, buôn bán nước hoa sang Hy Lạp. Mặc dù, tại đây những lái buôn này gặp phải sự hạn chế dưới các nghị định ngăn cản sự lan tràn của nước hoa du nhập. Nhưng người Hy Lạp đã coi nước hoa như một biểu tượng, và họ sử dụng chúng nhưng một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa nghệ thuật của mình.
Dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Đông và Hy Lạp, người La Mã cũng đã hòa nhập với xu thế xã hội và bị lôi cuốn bởi thứ hương thơm quyến rũ này. Họ không chỉ sử dụng hương liệu thơm trong các nghĩ lễ tôn giáo, đám tang mà còn coi chúng là vật dụng thiết yếu cho cuộc sống cá nhân. Họ đã phát triển, chiết xuất là các vị hương đa dạng mùi khác nhau để làm phong phú thế giới nước hoa. Những gia đình quý tộc còn sử dụng tinh dầu thơm để vào các đài phun nước khiến cho cung điện mang thêm sự ấm nồng, ngọt ngào và quý phái.
Sự nổi dậy của giáo phái Kito là sự đe dọa hủy diệt tới thế giới những hương liệu thơm. Họ khiến cho nước hoa trở nên vô dụng, không có bất kì ý nghĩa gì trong các nghi lễ tế thần, tôn giáo và tín ngưỡng. Những tín đồ Mohammed đã pha trộn chất thơm ngay trong những viên gạch xây dựng lên các nhà thờ hồi Giáo. Tuy nhiên, người Ả Rập đã bảo vệ nước hoa bởi họ thực sự đam mê và yêu thích nó.
Quá trình chiết xuất dầu từ hoa bằng phương pháp chưng cất, (thủ tục được phổ biến nhất hiện nay), được phát triển bởi Avicenna, bác sĩ đồng thời là nhà hóa học Ả Rập. Thử nghiệm đầu tiên của ông là với hoa hồng. Với khám phá của ông, nước hoa dạng lỏng được chế tạo từ việc trộn lẫn dầu và các loại thảo mộc hoặc cánh hoa được nghiền ra. Nước hoa hồng tinh tế hơn, và ngay lập tức trở nên phổ biến.
Sau sự sụp đổ của đế chế La Mã với những cuộc chiến tranh đẫm máu, những cuộc xâm lăng man rợ đã mang đến một thời kì đen tối cho nước hoa. Cuộc sống bị đảo lộn, người ta mải mưu sinh tranh dành sự sống khiến cho nước hoa dần mai một. Tuy nhiên, may thay sau khi bình định, nước hoa đã dần được trở lại với kĩ thuật bảo quản và chế tác hiện đại và hiệu quả hơn.
Ở thời kì này, sự kiện lịch sử nổi bật trong việc chế tạo nước hoa đó là họ đã biết bảo quả nước hoa trong những ống thủy tinh và các vật liệu quý để khiến cho mùi hương không bị mất mát ra bên ngoài không khí. Hương liệu sử dụng cũng đa dạng hơn gồm có hổ phách, các loại hoa như hoa nhài, hoa hồng, xạ hương và thảo mộc. Ngoài ra, việc sở hữu các loại thảo mộc thơm là bằng chứng của sự giàu có. Những người sở hữu một lượng lớn tinh dầu và dầu bôi (unguents) rất được kính trọng.
Những thăng trầm của nước hoa cứ trải qua theo giai đoạn phát triển của xã hội cho đến thời kì hiện đại. Có lúc đó là những khoảng thời gian bình lặng, có lúc là sự bứt phá vượt trội. Ngành công nghiệp nước hoa cũng bắt đầu chú trọng vào việc khơi nguồn cảm xúc từ các giác quan. Làm thế nào chiết xuất được hương thơm một cách tinh tế, kích thích các hệ thống thần kinh của con người. Điển hình là nước Pháp đã đi đầu và tiên phong trong lĩnh vực này, và hiện nay quốc gia này được coi là xứ sở của các hãng nước hoa nổi tiếng.
Từ lời răn của Moises “sẽ trừng phạt kẻ nào dám dùng dầu thơm vào những việc trần tục” đến cách ngôn của Mohammed “ta yêu nhất là con trẻ, đàn bà và nước hoa” , từ triết học của Socrate đến kịch Shakespeare. Từ những bữa tiệc hương thơm của Bạo chúa Nero và những vũ điệu thần linh đến hành trang của đoàn quân thập tự chinh… ở đâu cũng có mặt nước hoa.
Kể từ khi ra đời cho đến thời đại ngày nay, nước hoa luôn là vật quan trọng trong bất cứ tôn giáo, quốc gia hay chế độ nào. Mùi hương của nó đã ướp thơm các nền văn hóa, trở thành một trong những thứ cám dỗ thánh thiện nhất thế giới.
Đây là những thông tin lịch sử quý báu, cũng chính là một phần kiến thức của xã hội và một nét văn hóa nghệ thuật vô giá mà chính con người đã tạo ra…