⭐️ Tổng số căn chung cư tại dự án là 565 căn. Chiều cao 27 tầng: 2 tầng hầm, 25 tầng nổi (4 tầng TTTM, 21 tầng căn hộ)
⭐️ Tổng số căn chung cư tại dự án là 565 căn. Chiều cao 27 tầng: 2 tầng hầm, 25 tầng nổi (4 tầng TTTM, 21 tầng căn hộ)
Trước tình trạng khan hiếm vật liệu san lấp tại nhiều tuyến cao tốc phía Nam, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương lập phương án tổng thể nhu cầu vật liệu san lấp cho các dự án, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường điều phối nguồn vật liệu cho từng dự án, đáp ứng tiến độ thi công theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.
Phó thủ tướng cũng giao UBND TP.HCM, chủ đầu tư, nhà thầu các dự án nghiên cứu nhập khẩu cát làm vật liệu xây dựng cho các dự án.
Theo Bộ Công Thương, Campuchia có trữ lượng cát lớn lên tới cả tỉ m3 trên sông Mekong (chảy vào Việt Nam là sông Tiền) và sông Bassac (chảy vào Việt Nam là sông Hậu). Và hiện Campuchia không cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài khai thác cát, chỉ cấp phép cho 3 doanh nghiệp trong nước khai thác.
Cụ thể, Bộ Mỏ và năng lượng Campuchia cấp phép cho Công ty Chaktomuk Campuchia khai thác 3 mỏ cát trên sông Mekong, cách cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang) lần lượt là 18km, 22km và 45km.
Trữ lượng khai thác 3 mỏ này khoảng 680 triệu m3. Hiện mỗi ngày Công ty Chaktomuk Campuchia xuất khẩu từ 40.000 - 60.000m3 cát cho khoảng 15 - 20 công ty của Việt Nam.
Tương tự, Công ty Global Green Energy được cấp phép các mỏ cát có trữ lượng khoảng 500 triệu m3 cát, mỗi ngày xuất khẩu khoảng 10.000m3 cát cho 2 - 3 công ty Việt Nam.
Còn Công ty Sok Theara được cấp phép mỏ cát có trữ lượng hơn 200 triệu m3, nhưng chưa xuất khẩu sang Việt Nam.
Cũng theo Bộ Công Thương, các công ty Campuchia thường bán cát cho các công ty Việt Nam tại phao số 0 cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương.
Từ năm 2021 - 2023 và trong 4 tháng đầu năm 2024, các công ty Campuchia đã xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 23,6 triệu m3 cát.
Bộ Công Thương đánh giá trữ lượng cát của Campuchia phục vụ san lấp, xây dựng khá dồi dào, có thể cung cấp đủ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài của các tỉnh phía Nam. Hoạt động xuất khẩu cát từ Campuchia sang Việt Nam đang diễn ra bình thường, không có vướng mắc nào.
Về nhu cầu cát san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm ở miền Tây và dự án vành đai 3 TP.HCM, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết nhu cầu cát để làm vật liệu đắp nền đường vành đai 3 TP.HCM khoảng 9,3 triệu m3, riêng năm 2024 khoảng 6 triệu m3.
Đến nay, khối lượng cát từ các mỏ trong nước cam kết cung cấp cho dự án vành đai 3 TP.HCM đạt khoảng 7 triệu m3, còn thiếu khoảng 2,3 triệu m3.
Đối với dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau, nhu cầu cát đắp nền dự án khoảng 19 triệu m3. Về tình hình cung ứng vật liệu cho dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã cam kết cung cấp khoảng 16 triệu m3, còn khoảng 3 triệu m3 chưa xác định được nguồn.
Tại dự án đầu tư tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, dự án thành phần 1 có nhu cầu cát đắp nền khoảng 9,3 triệu m3, đến nay đã thu xếp được khoảng 5,9 triệu m3, so với nhu cầu còn thiếu khoảng 3,4 triệu m3.
Với dự án thành phần 2 đoạn qua Cần Thơ, nhu cầu cát san lấp khoảng 5,3 triệu m3, chưa thu xếp được. Với dự án thành phần 3 đoạn qua Hậu Giang, nhu cầu cát khoảng 6 triệu m3, còn thiếu khoảng 3,4 triệu m3. Với dự án thành phần 4, nhu cầu cát khoảng 7,5 triệu m3, đã thu xếp đủ vật liệu san lấp.
Với dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, nhu cầu cát san lấp khoảng 3,5 triệu m3, đến nay đã bố trí được 3 triệu m3 cát san lấp, còn thiếu khoảng 0,5 triệu m3.
Và với dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, nhu cầu cát đắp nền khoảng 3,1 triệu m3. Hiện tỉnh Đồng Tháp cam kết cung cấp đủ cát đắp nền cho dự án.
Bảng kí hiệu đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng
Đường Trần Nguyên Hãn và tại Phổ Yên và đường Ba tháng Hai tại Sông Công (Thái Nguyên) Tân Lập, Thái Nguyên
Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng (ký hiệu toàn tuyến là CT.07)[1], tên chính thức trên các văn bản của cơ quan nhà nước là Quốc lộ 3 mới, là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam tại miền Bắc Việt Nam.
Tuyến đường đi qua địa bàn bốn tỉnh thành là Hà Nội (25 km), Thái Nguyên (64 km), Bắc Kạn (99 km), Cao Bằng (30 km) và một đoạn ngắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (9 km). Điểm đầu của tuyến cao tốc này là Km 152+400 Quốc lộ 1 mới thuộc địa phận xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Điểm cuối là quốc lộ 3A thuộc địa phận xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng giao với Quốc lộ 18 tại địa bàn huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và đi song song với đường sắt, quốc lộ 3A hiện nay ở phía Đông rồi nối với thành phố Thái Nguyên tại km 61+300.
Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với điểm cuối của tuyến chỉ đến Bắc Kạn.
Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng có mặt đường rộng 34,5m và dài 227 km. Đoạn Hà Nội – Thái Nguyên có quy mô 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp với phân đoạn Ninh Hiệp – Sóc Sơn và Thịnh Đán – Tân Long, tốc độ thiết kế 100 km/h; riêng với phân đoạn Sóc Sơn – Thịnh Đán được thiết kế 4 làn xe, phần lề đường được mở rộng 1,5m, bố trí điểm dừng khẩn cấp cách nhau 4–5 km/1 điểm, tốc độ tối đa 90 km/h.
Trên tuyến có 6 nút giao thông (giao Quốc lộ 1, giao Quốc lộ 18, Sóc Sơn, Yên Bình (Km 41 + 800, Phổ Yên), Sông Công (Km 53 + 000), Tân Lập), trong đó có 3 nút giao khác mức và 29 cầu (có 17 cầu lớn).
Tổng mức đầu tư dự án (đoạn Hà Nội – Thái Nguyên) là 10.000 tỷ đồng[2][3]. Tuyến đường được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khởi công vào ngày 24 tháng 11 năm 2009.[2] Ngày 18 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức cắt băng khánh thành và thông xe toàn bộ tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên và từ tháng 12 năm 2016, thông xe tiếp đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới giai đoạn 1.[4] Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên giúp giảm tải cho Quốc lộ 3 cũ, tuyến đường cũng có ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Ban Quản lý Dự án 2 đã trình Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Chợ Mới – Bắc Kạn vào ngày 18 tháng 1 năm 2024.[5] Theo phương án đề xuất, dự án sẽ được đầu tư với tổng chiều dài gần 29 km với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 22m, bề rộng mặt đường 20,5m, tốc độ thiết kế 80km/h. Riêng một số đoạn thuận lợi thiết kế hình học sẽ có tốc độ thiết kế 100km/h. Với phương án trên, sơ bộ tổng mức đầu tư đề nghị điều chỉnh là 5.750 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 4.146 tỷ đồng; chi phí tư vấn, quản lý dự án, khác khoảng hơn 400 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 490 tỷ đồng; chi phí dự phòng khoảng 700 tỷ đồng.