Lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề rất được quan tâm thể hiện qua việc chúng ta đã tham gia các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như Hiệp định TRIPS hay công ước Berne…Trong đó có quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực sâu rộng, đang và đã chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội, ngày càng được truyền thông quốc tế công nhận. Vậy pháp luật quy định như thế nào về bảo hộ tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng? Bài viết dưới đây của NPLaw nói rõ hơn về bảo hộ tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, mời quý bạn đọc tham khảo.
Lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề rất được quan tâm thể hiện qua việc chúng ta đã tham gia các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như Hiệp định TRIPS hay công ước Berne…Trong đó có quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực sâu rộng, đang và đã chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội, ngày càng được truyền thông quốc tế công nhận. Vậy pháp luật quy định như thế nào về bảo hộ tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng? Bài viết dưới đây của NPLaw nói rõ hơn về bảo hộ tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, mời quý bạn đọc tham khảo.
Cũng giống như các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả khác, thì nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng bao gồm các quyền của các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự này, bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Các chủ thể có thể sử dụng tác phẩm của mình theo ý muốn nhưng không cần phải xem xét đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác và có thể ngăn cấm người khác sử dụng tác phẩm khi không được tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý. Do vậy mà các quyền mà Luật SHTT dành cho các tác giả, chủ sở hữu là các “độc quyền” cho phép người khác sử dụng tác phẩm được bảo hộ… Nội dung quyền tác giả của tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng gồm quyền nhân thân và quyền tác giả (Quy định tại Điều 18 Luật SHTT).
Quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 Luật SHTT
Quyền nhân thân của tác giả bao gồm quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền với giá trị nhân thân của tác giả, không thể chuyển giao. Có thể nói rằng các tác phẩm chính là những đứa tinh thần của tác giả, thì đối với những quyền nhân thân như quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sẽ chỉ thuộc về tác giả, quyền bảo vệ sự toàn vẹn cho tác phẩm. Bởi vì các quyền nhân thân này là các quyền ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, danh dự của tác giả nên các quyền này tồn tại một cách độc lập với quyền tài sản, ngay cả khi quyền sử dụng, định đoạt đã được chuyển giao thì cũng gắn liền với tác giả.
Các chủ sở hữu tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng có thể sử dụng tác phẩm của mình theo ý muốn những không cần phải xem xét đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác và có thể ngăn cấm người khác sử dụng tác phẩm khi không được tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý. Do vậy các quyền mà Luật SHTT dành cho tác giải, chủ sở hữu là các “độc quyền” cho phép người khác sử dụng tác phẩm được bảo hộ…
Theo quy định tại Điều 20 Luật SHTT thì chủ sở hữu được quyền thực hiện các quyền tài sản như: làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng những phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
Hầu hết các quốc gia đều quy định các hành vi liên quan đến tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng mà không phải chủ sở hữu của tác phẩm đều không thể thực hiện nếu không có sự cho phép của chủ tác phẩm. Bên cạnh việc quy định các “độc quyền” dành cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, nhằm cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với bên khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ, Luật SHTT còn có những quy định giới hạn, ngoại lệ đối với quyền tác giả tại Điều 25, Điều 26 của Luật SHTT. Theo đó những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép và không phải trả thù lao (Điều 25 Luật SHTT) hoặc các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng có trả thù lao, tiền nhuận bút (Điều 26). Các hoạt động như chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng trưng bày nơi công cộng nhằm mục đích giới thiệu hình ảnh các tác phẩm đã được công bố thì không phải xin phép và trả tiền nhuận bút, hoặc các trường hợp các giảng viên của các trường khối ngành nghệ thuật được phép sử dụng hình ảnh tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng với mục đích phục vụ cho việc giảng dạy đều không phải xin phép và trả thù lao. Tuy nhiên việc thực hiện các quyền giới hạn, ngoại lệ này thì thường là các hoạt động không mang tính chất thương mại, phải là mục đích phi thương mại và không được phương hại đến quyền tác giả của sản phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Mỹ thuật tạo hình (tiếng Đức: Bildende Kunst) là tạo ra hình ảnh, hình tượng, với hai ngành chính: Hội hoạ và Điêu khắc (vẽ tranh và tạc tượng), phản ánh thế giới khách quan, tự nhiên, con người, xã hội, có nhiều thể loại tranh sơn dầu, sơn mài, tranh khắc… chất liệu khác nhau, treo trên tường, tiền sảnh, ngoài trời và các tượng đồng, đá, gỗ thạch cao, composite… tuỳ theo chất liệu được đặt trong nhà, hoặc ngoài trời để mọi người thưởng thức. Đối với mỹ thuật ứng dụng (tiếng Đức: Angewandte Kunst, tiếng Anh: Applied Art) không tạo ra hình ảnh, hình tượng, không phản ánh thế giới khách quan, tự nhiên, con người, xã hội, mà sáng tạo ra tác phẩm vật chất cụ thể, cái đẹp bao hàm cái thực dụng. Mỹ thuật ứng dụng vừa để ngắm, thưởng thức cái đẹp bằng cảm thụ thị giác và là vật thể sử dụng, nên nó thuộc loại hình văn hoá nghệ thuật vật thể và phi vật thể.
Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) không quy định rõ về định nghĩa của tác phẩm tạo hình là gì? Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì? Ở nghị định Số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2009 (Luật SHTT 2005) về quyền tác giả, quyền liên quan đã nêu ra khái niệm tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng như sau:
“Điều 13. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
Luật SHTT đã có những quy định về điều kiện bảo hộ quyền tác giả (từ Điều 13 đến Điều 15 của Luật SHTT). Cụ thể điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng:
Thứ nhất, các cá nhân tổ chức trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm hoặc là chủ thể sở hữu tác phẩm và tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tại nước khác.
Thứ hai, các tác phẩm bảo hộ phải thỏa mãn là loại hình văn học, nghệ thuật, khoa học.
Có thể xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng phát sinh trên cơ chế tự động, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Từ thời điểm tạo ra tác phẩm, tác giả được bảo hộ về mặt pháp lý và các quyền của người sáng tạo mà không phụ thuộc vào hình thức, thủ tục đăng ký nào. Quyền tác giả được phát sinh mặc nhiên và nó được thiết lập từ thời điểm tác phẩm đó được thể hiện dưới hình thức khách quan mà người khác có thể nhận biết được. Việc đăng ký chỉ mang tính chất khuyến khích, chứ không bắt buộc.
Một tác phẩm tạo hình mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ khi thoả mãn các điều kiện:
Thứ nhất, phải là tác phẩm nghệ thuật theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật SHTT và không vi phạm các chính sách của Nhà nước tại khoản 1 Điều 8 Luật SHTT.
Thứ hai, quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ ý tưởng và nội dung sáng tạo. Các tác phẩm phải được định hình dưới một hình thức nhận định. Quyền tác giả chỉ bảo hộ cho hình thức thể hiện mà không bảo hộ cho nội dung. Tuy nhiên không vì thế mà các tác phẩm thể hiện nội dung trái pháp luật cũng được bảo hộ. Không bảo hộ nội dung được hiểu là nội dung không quy định là phải đẹp hay xấu, hiện thực hay trừu tượng vì xét về mặt thẩm mỹ thì mỗi người sẽ có những gu thẩm mỹ khác nhau. Nên tác phẩm với nội dung là gì miễn là không vi phạm pháp luật, thể hiện được hình thức sáng tạo thì được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
Thứ ba, tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc. Nghĩa là phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra. “Trực tiếp” được hiểu tác giải đóng vai trò quan trọng và mang những đặc điểm dấu ấn riêng của tác giả.
Ngoài các điều kiện chung của một đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm tạo hình mỹ thuật ứng dụng còn phải thoả mãn các điều kiện riêng:
Một là, các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng đều là những tác phẩm mang tính nghệ thuật, thể hiện được chất riêng của người sáng tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên thiết nghĩ không phải tác phẩm nào cũng đều được bảo hộ mà phải là những tác phẩm phải có yếu tố khác biệt để xem xét bảo hộ.
Hai là, tính ứng dụng, hữu ích đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Ở pháp luật các quốc gia khác, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là những tác phẩm vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính hữu dụng, nghĩa là phải có giá trị nghệ thuật và có giá trị thực tiễn. Các tác phẩm đó phải là các tác phẩm nghệ thuật có thể được sử dụng thực tế, bất kể là sản phẩm đó là sản phẩm thủ công hay sản phẩm công nghiệp.
Ba là, xét về cách thức thể hiện tác phẩm, các tác phẩm sẽ được thể hiện dưới không gian hai chiều (như bức tranh, bản vẽ, bản khắc axit, tờ in li tô…) hoặc không gian hai chiều (như điêu khắc, tác phẩm kiến trúc) bất kể nội dung (hiện thực hay trừu tượng…) và mục đích (thuần tuý, nghệ thuật, quảng cáo…).