Sinh viên quốc tế tại Hà Lan hoàn toàn có thể làm thêm để trang trải một phần chi phí sinh hoạt và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Các công việc phổ biến như phục vụ nhà hàng, giao hàng, trợ lý văn phòng, bán hàng hay làm lễ tân thường trả mức lương khoảng 8 EUR/giờ. Bạn có thể làm thêm 16 giờ/tuần trong thời gian học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ.
Sinh viên quốc tế tại Hà Lan hoàn toàn có thể làm thêm để trang trải một phần chi phí sinh hoạt và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Các công việc phổ biến như phục vụ nhà hàng, giao hàng, trợ lý văn phòng, bán hàng hay làm lễ tân thường trả mức lương khoảng 8 EUR/giờ. Bạn có thể làm thêm 16 giờ/tuần trong thời gian học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ.
Hiện nay, rất nhiều phụ huynh (PH) đang mong muốn cho con đi du học để trải nghiệm nhiều hơn, nhận được các bằng cấp giá trị để có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn tương lai nhưng lại cực kỳ băn khoăn về chi phí du học. Bởi lẽ, tổng chi phí du học trung bình hàng năm cho sinh viên (SV) tại các ông lớn như Mỹ, Úc không dưới 600 triệu / năm. Hay như chi phí tại các đại gia tại châu Âu như Thụy Điển, Thụy Sĩ rơi vào khoảng 500 triệu cho đến 1 tỷ đồng mỗi năm. Điều này tạo áp lực và là rào cản rất lớn cho phụ huynh trong việc lựa chọn cho con em mình một nền giáo dục tốt với chi phí vừa phải. Hợp Điểm sẽ cùng bạn thử sang châu Âu để tìm xem, ở đây có cơ hội nào tốt không nhé!
Nguyễn Ngọc Thi Thơ đang học tại trường Stenden
Châu Âu là một châu lục đa dạng về văn hóa với hơn 25 quốc gia liên minh, có nền kinh tế phát triển cường thịnh và bền chặt. Nhắc đến châu Âu, mọi người thường hình dung đến một vùng đất cổ kính, hoa lệ và đắt đỏ với các dịch vụ phúc lợi xã hội đạt tiêu chuẩn chung rất cao và những nền giáo dục đi đầu trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Hà Lan là một quốc gia thành viên của Liên Minh Châu Âu, nằm tại khu vực Tây Âu, giáp với Đức, Bỉ, và biển Bắc. Là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với 80% các công ty kinh doanh về dịch vụ. Về giáo dục, quốc gia này xếp thứ 9 trên thế giới về chất lượng giáo dục vào năm 2009. Hệ thống giáo dục Hà Lan nổi tiếng trên thế giới nhờ chất lượng đào tạo hoàn thiện. Hiện tại, Hà Lan có 12 trường ĐH thuộc Top 200 trường ĐH tốt nhất thế giới (theo bảng xếp hạng Times Higher Education) với hơn 2,100 chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Tại Hà Lan, tất cả các chương trình Cử nhân và Thạc Sĩ đều được chứng nhận chính thức bởi Tổ chức thẩm định giáo dục Hà Lan và vùng Flanders (NVAO – Accreditation Organization of the Netherlands and Flanders), có giá trị tại Hà Lan và trên toàn thế giới.
Mức học phí trung bình tại Hà Lan đối với bậc Đại học từ 7,000 EUR - 9,000 EUR/ năm, bậc Thạc Sĩ là 7,000 EUR – 12,000 EUR/ năm; so với Thụy Sĩ, trung bình học phí từ 20,000 EUR – 27,000 EUR/ năm, học phí ở Úc là 22,000 AUD – 40,000 AUD, hoặc Mỹ là 17,000 UAS – 60,000 USD, hay các chương trình dạy bằng tiếng Anh tại Nhật Bản có học phí từ 10,000 USD – 14,000 USD/ năm thì mức học phí tại xứ sở hoa tulip là rất lý tưởng.
Về sinh hoạt phí, mỗi tháng sinh viên sẽ chi khoảng 600 – 800 EUR (tùy vào thói quen sinh hoạt), vậy thì sinh viên sẽ cần trung bình khoảng 7,000 – 8,000EUR/ năm để sinh sống tại Hà Lan.
Như vậy, tổng chi phí du học tối thiểu mỗi năm tại Hà Lan chỉ khoảng độ 350 triệu đồng, tối đa 450 triệu đồng. Con số này chỉ bằng khoảng 58% chi phí du học tại Mỹ, Úc; bằng 35% chi phí học ở Thụy Sĩ và 70% tổng chi phí du học Thụy Điển.
Ngoài ra, sinh viên theo học ở Hà Lan còn có cơ hội nhận được khá nhiều học bổng từ chính phủ Hà Lan cũng như các học bổng từ trường Đại học và các tổ chức khác như: Holland Scholarship (trị giá 5,000 EUR), Orange Tulip Scholarship (tổng trị giá lên đến 440,000 EUR), Top Talent Scholarship, Excellent Scholarship (giá trị lên đến 25,000 EUR).
Theo quy định của chính phủ Hà Lan, sinh viên quốc tế đang theo học Đại học và Cao học được phép làm thêm bằng 1 trong 2 hình thức: làm thêm trong năm học (sinh viên sẽ được làm tối đa 10 giờ/ tuần), Làm thêm trong 3 tháng hè (sinh viên được phép làm toàn thời gian trong suốt 3 tháng 6, 7 và 8). Đa phần sinh viên không biết tiếng Hà Lan có thể làm các công việc tay chân hoặc không đòi hỏi giao tiếp nhiều như: giao báo, giao sữa, làm việc ở nông trại,...
Vậy, trong quá trình học, sinh viên có rất nhiều cơ hội để giảm thiểu bớt chi phí du học bằng cách làm thêm hoặc xin học bổng. Hơn nữa, Hà Lan cũng có các chính sách hỗ trợ cho sinh viên sau tốt nghiệp rất hấp dẫn. Sinh viên tham gia học các chương trình Đại học trở lên được phép ở lại Hà Lan 1 năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc làm hoặc có thể quay lại Hà Lan bất kỳ lúc nào sau khi tốt nghiệp để tìm việc. Trong khi tại Anh hay Thụy Sĩ, sinh viên buộc phải rời khỏi lãnh thổ ngay sau khi hoàn tất xong chương trình học. Đây thực sự là một chính sách cực kỳ tốt dành cho sinh viên quốc tế mà không quốc gia nào trên thế giới có được.
Bạn Lê Hồng Ân là SV năm nhất trường Groningen Hà Lan
Hà Lan là đất nước có nền giáo dục chất lượng cao với chi phí gần như thấp nhất châu Âu và môi trường quốc tế rộng mở cùng chính sách hỗ trợ tuyệt vời sau tốt nghiệp dành cho sinh viên. Với những ưu điểm tên, Hà Lan xứng đáng là lựa chọn vàng cho các bậc phụ huynh và các bạn học sinh sinh viên trong hành trình bổ sung tri thức để chuẩn bị hành trang vững chắc cho tương lai mà không cần phải băn khoăn quá nhiều về chi phí du học. Nếu quý phụ huynh và các bạn học sinh còn bất kì thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Hợp Điểm để được tư vấn miễn phí nhé!
Du học Hà Lan là một hành trình đáng nhớ, nhưng việc quản lý tài chính có thể khiến bạn băn khoăn. Đừng lo lắng! Với những mẹo nhỏ mà HISA chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể cân đối chi tiêu và tận hưởng cuộc sống sinh viên một cách trọn vẹn. Cùng HISA khám phá những bí quyết tiết kiệm để hành trình du học của bạn thêm tuyệt vời nhé!
Bạn có thể tiết kiệm tiền ngay khi lên kế hoạch du học Hà Lan bằng cách đừng bỏ lỡ cơ hội rinh về những suất học bổng giá trị. Học bổng NL Scholarship và nhiều suất học bổng tài năng khác đang chờ bạn. Hãy dành thời gian tìm hiểu và chuẩn bị hồ sơ thật kỹ để tăng cơ hội trúng học bổng. Bạn cũng có thể tham khảo bài viết: Săn học bổng du học Hà Lan toàn tập để sẵn sàng chinh phục mục tiêu này.
Là sinh viên, bạn có biết mình đang sở hữu một “vũ khí bí mật” siêu tiết kiệm không? Đó chính là thẻ ISIC – Thẻ Sinh viên Quốc tế. Với chiếc thẻ này, bạn sẽ được mở ra một thế giới ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Từ những buổi xem phim giá rẻ, những chuyến tham quan bảo tàng miễn phí cho đến các cửa hàng giảm giá đặc biệt, thẻ ISIC sẽ giúp bạn khám phá Hà Lan một cách trọn vẹn mà không lo “cháy túi”.
Thật tuyệt vời khi được tận hưởng hơn 42.000 ưu đãi, phải không nào? Chỉ với 12 EUR, bạn sẽ có trong tay một chiếc thẻ quyền năng, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều khoản đấy. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy sắm ngay một chiếc thẻ ISIC và bắt đầu cuộc hành trình khám phá thế giới sinh viên đầy màu sắc nào.
Hãy thử làm theo những bước đơn giản sau để có thể theo dõi ngân sách và có kế hoạch chi tiêu thông minh nhé:
Với một chút kiên trì, bạn sẽ thấy việc quản lý tài chính không còn là điều quá khó khăn nữa đâu. Hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ này và cảm nhận sự thay đổi nhé.
Chọn chỗ ở là một quyết định quan trọng khi du học Hà Lan. Nếu bạn muốn tiết kiệm một chút chi phí, thay vì ở ngay trung tâm thành phố sầm uất, bạn có thể tìm một nơi ở gần trường học hoặc ở ngoại ô. Điều quan trọng nhất là bạn nên xem xét kỹ khoảng cách từ chỗ ở đến trường học và các phương tiện di chuyển thuận tiện. Bạn có thể đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để chọn được nơi ở vừa ý và phù hợp với túi tiền nhé.
Mua sắm tại các chợ địa phương hoặc siêu thị giảm giá như Lidl và Aldi nơi bán nông sản tươi và hàng tạp hóa. Các siêu thị này rẻ hơn ở Albert Heijn và Jumbo. Ngoài ra, hãy tìm đến các chợ mở vào những ngày nhất định để mua trái cây và rau quả chất lượng tốt với giá rẻ hơn siêu thị. Nếu vẫn muốn mua đồ tại Albert Heijn và Jumbo bạn nên sử dụng hệ thống thẻ thưởng (bonus card) của họ, với thẻ thưởng này bạn có thể tích lũy điểm để đổi lấy giảm giá cho một số cửa hàng nhất định (ví dụ Hema) hoặc hàng tạp hóa.
Đặc biệt nếu bạn sống ở Amsterdam, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều siêu thị “to-go” như Albert Hijn to-go, hãy tránh mua đồ tại các siêu thị này vì giá thành đắt hơn nhiều. Ngoài ra, đừng quên xem ứng dụng Too Good To Go, cho phép bạn cứu thực phẩm dư thừa từ các nhà hàng và siêu thị địa phương với mức giá giảm.
Một trong những cách hiệu quả nhất để tiết kiệm tiền là mua đồ đã qua sử dụng. Nhiều sinh viên để lại đồ đạc của mình khi chuyển ra khỏi nơi ở, và bạn có thể tìm thấy những món đồ này tại các cửa hàng tiết kiệm địa phương hoặc trên Marktplaats.nl (là một trang web rất phổ biến để mua và bán đồ cũ) và các nhóm đồ cũ trên Facebook. Bạn có thể mua bất cứ thứ gì từ đồ dùng nhà bếp đến đồ nội thất, xe đạp với giá chỉ bằng một phần nhỏ giá gốc.
Vui chơi mà không cần tiền, nghe thật hấp dẫn phải không nào? Hà Lan có rất nhiều hoạt động miễn phí. Từ việc đi dạo quanh các kênh đào và công viên xinh đẹp đến tham quan các bảo tàng miễn phí như Amsterdam City Archives hoặc Rijksmuseum Gardens, có rất nhiều hoạt động miễn phí để làm.
Mẹo hay: Kiểm tra danh sách sự kiện địa phương trên các trang web như Holland.com để biết các lễ hội, buổi hòa nhạc và triển lãm miễn phí.