Chứng Khoán Phái Sinh Nghĩa Là Gì

Chứng Khoán Phái Sinh Nghĩa Là Gì

Những thông tin cơ bản về chứng khoán phái sinh mà bạn cần biết trước khi lựa chọn đầu tư vào công cụ tài chính này.

Những thông tin cơ bản về chứng khoán phái sinh mà bạn cần biết trước khi lựa chọn đầu tư vào công cụ tài chính này.

Thị trường phái sinh thế giới

Đầu thế kỷ XVII, giao dịch phái sinh trên nông phẩm đầu tiên diễn ra tại Sở giao dịch Gạo tại Osaka – Nhật Bản. Cũng cùng thời điểm này, tại Hà Lan, giao dịch phái sinh trên lúa mì cũng lần đầu tiên đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu của nhiều quốc gia Châu Âu để tích trữ và chi trả bằng nông phẩm.

Vào thế kỷ XIX, ở Hoa Kỳ, thị trường phái sinh trên nông phẩm được hình thành. Sau đó, tài sản cơ sở mở rộng, không chỉ là nông phẩm. Năm 1948, Hội đồng mậu dịch kỳ hạn ra đời tại Chicago – Hoa Kỳ. Theo sau đó, trung tâm giao dịch mua bán nông phẩm kỳ hạn cũng hình thành, tạo tiền đề cho các hợp đồng mua bán kỳ hạn nhằm giảm thiểu rủi ro về giá nông phẩm do thời tiết, khí hậu.

Hàng hóa giao dịch thời kỳ này là ngũ cốc, lúa mì, bắp, đậu. Về sau có thêm gia súc, trứng, thực phẩm và nước trái cây ướp lạnh. Phổ biến trong thời kỳ này là các hợp đồng kỳ hạn về nông phẩm. Để khắc phục nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là không được chuẩn hóa và khó bán lại cho bên thứ ba, hợp đồng tương lai đã ra đời.

Những năm 1980, chứng khoán phái sinh đạt cột mốc thứ 2 khi các sản phẩm phái sinh mở rộng trên tài sản tài chính như cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu và các kim loại quý, năng lượng. Đồng thời, công nghệ được hiện đại hóa, việc kết nối thị trường đã vượt ra khỏi các rào cản về địa lý.

Ngày nay, thị trường phái sinh toàn cầu rất phát triển, với các sàn giao dịch lớn như:

– Chicago Mercantile Exchange (CME): Nơi giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn.

– Intercontinental Exchange (ICE): Giao dịch hàng hóa và năng lượng.

– Eurex: Một trong những sàn giao dịch phái sinh lớn ở châu Âu.

Ưu nhược điểm của chứng khoán phái sinh

Tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán phái sinh mang đến những ưu điểm sau đây cho các nhà đầu tư:

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì chứng khoán phái sinh cũng tồn tại một số nhược điểm:

Chứng khoán phái sinh có những ưu điểm phù hợp với các nhà đầu tư mạo hiểm

Ý nghĩa của thị trường phái sinh

– Phòng vệ rủi ro: Thị trường phái sinh giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp bảo vệ mình khỏi những biến động không lường trước được trong giá cả.

– Cơ hội sinh lời: Cung cấp nhiều chiến lược đầu tư khác nhau, từ phòng ngừa rủi ro đến đầu cơ.

– Tăng tính thanh khoản: Thúc đẩy tính thanh khoản cho các tài sản cơ sở.

Các loại chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh bao gồm ba loại: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn. Trong đó:

Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết để xác nhận cam kết giữa các bên tham gia khi thực hiện một trong các giao dịch dưới đây:

Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh mang tính chất giao dịch thỏa thuận với mục đích xác nhận cam kết giữa các bên tham gia trong việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định với mức giá đã được xác định vào ngày được ấn định trong tương lai.

Chứng khoán phái sinh được phân thành ba loại với từng mục đích cụ thể.

Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán phái sinh

Các chủ thể tham gia chủ yếu trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam gồm:

– Cơ quan quản lý nhà nước: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cấp phép cho các hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh.

– Sở Giao dịch chứng khoán: Thiết kế các sản phẩm, cung cấp hệ thống giao dịch, giám sát các giao dịch chứng khoán phái sinh.

– Thành viên giao dịch: Cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn,… cho các nhà đầu tư trên thị trường, tự doanh chứng khoán.

– Trung tâm Thanh toán bù trừ: Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) thực hiện thanh toán lãi lỗ hàng ngày vào ngày T+1 và thanh toán thực hiện hợp đồng vào ngày thanh toán cuối cùng (ngày làm việc liên sau ngày giao dịch cuối cùng). VSD thực hiện xác định nghĩa vụ thanh toán tiền lãi lỗ vị thế của từng tài khoản và bù trừ theo từng thành viên.

– Thành viên bù trừ: Cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư thường thông qua thành viên giao dịch và các thành viên giao dịch khác trên thị trường.

– Ngân hàng Thanh toán: Thực hiện việc chuyển khoản/thanh toán tiền và cung cấp dữ liệu tài khoản cho thanh toán bù trừ.

Một số lưu ý khi đầu tư chứng khoán phái sinh

Trước khi quyết định đầu tư chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ các yếu tố trước khi đầu tư chứng khoán phái sinh

Như vậy, chứng khoán phái sinh là một hình thức đầu tư mang đến lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao nên các nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trong các quyết định đầu tư của mình.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

1. QUY TRÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH - HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TẠI MBS

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh

+ Nhà đầu tư muốn mở tài khoản phái sinh cần mở tài khoản chứng khoán cơ sở tại MBS.

+ Trường hợp Nhà đầu tư chưa có tài khoản chứng khoán cơ sở tại MBS vui lòng đăng ký mở tài khoản online tại đây.

+ Trường hợp Nhà đầu tư đã có tài khoản chứng khoán cơ sở tại MBS, vui lòng liên hệ trực tiếp Tổng đài 19009088 hoặc gọi điện cho Nhân viên quản lý tài khoản để được hướng dẫn.

Để có thể đặt lệnh giao dịch mua bán trên tài khoản phái sinh, Nhà đầu tư cần nộp tiền vào Tài khoản phái sinh tại MBS và nộp ký quỹ lên Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) theo hướng dẫn tại đây.

Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán khi đảm bảo điều kiện về ký quỹ qua các kênh giao dịch của MBS:

+ S24 là nền tảng giao dịch chứng khoán được MBS phát triển dựa trên nền tảng web kết nối internet tại địa chỉ https://s24.mbs.com.vn.

+ Khách hàng có thể truy vấn thông tin và thực hiện mọi giao dịch một cách nhanh chóng, bảo mật và hiệu quả.

Để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh qua điện thoại, khách hàng thực hiện như sau:

+ Bước 1: Gọi điện đến tổng đài 19009088, chọn nhánh 5.

+ Bước 2: Nhập số tài khoản và mật khẩu giao dịch qua điện thoại.

+ Bước 3: Gặp và đưa yêu cầu lệnh đặt cho nhân viên giao dịch.

Khách hàng là chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền hợp pháp chỉ cần mang theo CMND đến các điểm giao dịch của MBS để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh.

Bước 4: Theo dõi tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ

+ Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (AR) của tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh của Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ AR duy trì theo chính sách MBS từng thời kỳ.

+ Trường hợp tỷ lệ AR của tài khoản vượt tỷ lệ AR duy trì thì Nhà đầu tư có nghĩa vụ bổ sung tài sản ký quỹ hoặc đóng bớt số lượng vị thế nắm giữ để đảm bảo tỷ lệ AR duy trì theo quy định.

+ Trường hợp Tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh của Nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ AR xử lý theo chính sách MBS từng thời kỳ, Nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp bổ sung kỹ quỹ hoặc đóng bớt số lượng vị thế nắm giữ ngay khi vi phạm để đảm bảo tỷ lệ AR duy trì theo quy định. MBS thực hiện xử lý vị thế/tài sản ký quỹ trên tài khoản của Nhà đầu tư kể từ ngày làm việc liền sau ngày vi phạm.

+ Tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh của Nhà đầu tư được hạch toán lãi lỗ hàng ngày dựa trên các lệnh giao dịch mở đóng vị thế.

+ Lãi lỗ được tính toán dựa trên chênh lệch giá mua/bán hợp đồng tương lai với giá đóng cửa của hợp đồng tương lai hoặc chênh lệch của giá đóng/mở vị thế.

+ Đối với các hợp đồng tại ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai.

Trường hợp tài khoản có lãi vị thế, MBS thực hiện hạch toán tiền lãi trên tài khoản Nhà đầu tư. Trường hợp tài khoản có lỗ vị thế, Nhà đầu tư phải nộp tiền hoặc rút tiền ký quỹ vào tài khoản phái sinh để MBS chuyển tiền thanh toán theo quy định của cơ quan quản lý.

- Hợp đồng tương lai Chỉ số cổ phiếu VN30: Xem chi tiết tại đây

Thị trường phái sinh là nơi giao dịch các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở, như cổ phiếu, hàng hóa (nông sản, kim loại), hoặc chỉ số. Các công cụ phái sinh phổ biến bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, và hợp đồng hoán đổi.